Danh mục

Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 6: L/C và UCP 600

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.83 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 6: L/C và UCP 600" tìm hiểu hiểu ý nghĩa của từng loại l/c để áp dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ; hiểu rõ và hiểu đúng để vận dụng các quy tắc của UCP 600 vào phương thức tín dụng chứng từ, hạn chế rủi ro.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 6: L/C và UCP 600 Bài 6: L/C và UCP 600 BÀI 6 L/C VÀ UCP 600 Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Chương 8, 9, 10, Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, ấn bản 2013.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Mục tiêu Bài 6 trang bị cho sinh viên những kiến thức sau đây:  Hiểu ý nghĩa của từng loại L/C để áp dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.  Hiểu rõ và hiểu đúng để vận dụng các quy tắc của UCP 600 vào phương thức tín dụng chứng từ, hạn chế rủi ro. 76 TXNHQT03_Bai6_v1.0015108230 Bài 6: L/C và UCP 600 Tình huống dẫn nhập L/C không chặt chẽ Công ty A, khách hàng của chi nhánh BIDV yêu cầu mở L/C nhập khẩu thiết bị đóng tàu cho phép giao hàng từng phần. Việc thanh toán chia làm 2 phần:  Phần I thanh toán 85% trị giá hóa đơn khi xuất trình chứng từ giao hàng.  Phần còn lại (balance) thanh toán khi xuất trình hối phiếu và hóa đơn, trên hóa đơn có ghi rõ ngày giao con tàu (ngày công ty A giao con tàu cho một khách hàng khác). Tuy hàng chưa giao hết nhưng người thụ hưởng đã xuất trình chứng từ đòi tiền phần còn lại. 1. BIDV có nghĩa vụ thanh toán không? 2. Rủi ro thuộc về ai? Biện pháp phòng ngừa rủi ro là gì? TXNHQT03_Bai6_v1.0015108230 77 Bài 6: L/C và UCP 600 6.1. Phân loại L/C 6.1.1. L/C cơ bản  L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C): Người đề nghị mở L/C có quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ một hoặc số điều khoản của L/C đã phát hành mà không cần có sự chấp thuận của người thụ hưởng. Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung thì lệnh này không có giá trị. Việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nội dung L/C chỉ có hiệu lực trước khi hàng hóa được giao. Trong trường hợp đó, ngân hàng phát hành vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có việc hủy bỏ hay sửa đổi xảy ra. L/C có thể hủy ngang gây rủi ro cho người thụ hưởng, vì vậy trên thực tế không được áp dụng.  L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Sau khi L/C đã được mở, trong thời hạn hiệu lực của L/C, ngân hàng phát hành không được phép sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nếu không được sự chấp thuận của người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận (nếu có). Do quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo, loại L/C này được sử dụng phổ biến trong thực tế. Một L/C không ghi chữ “Irrevocable” thì vẫn được coi là L/C không hủy ngang, trừ khi nói rõ là “có thể hủy ngang”. Tuy nhiên, một L/C không hủy ngang không có nghĩa là không thể hủy bỏ. Trong trường hợp các bên cùng nhau đồng ý hủy bỏ L/C, L/C được công nhận không còn giá trị thực hiện. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với người thụ hưởng về hủy bỏ L/C, người đề nghị mở L/C phải thương lượng với ngân hàng phát hành, ngân hàng này liên hệ với ngân hàng xác nhận (nếu có) để có được xác thực đồng ý hủy bỏ L/C. Trong thực tế, khách hàng thường lầm tưởng chỉ cần bên mua và bên bán đồng ý hủy bỏ L/C, nên coi nhẹ vai trò của ngân hàng. Ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận có thể không đồng ý hủy L/C vì đã cấp tín dụng cho người đề nghị mở L/C, hoặc tài trợ xuất khẩu cho người thụ hưởng, việc hủy L/C có thể dẫn đến thiệt hại cho các ngân hàng. Thông thường, yêu cầu hủy bỏ L/C thường xuất phát từ người đề nghị mở L/C vì họ cần giải tỏa khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng phát hành trước thời hạn hiệu lực. Việc người thụ hưởng không giao hàng đồng nghĩa với việc hủy bỏ L/C. Nhằm tránh những thiệt hại khi người bán “hủy ngang” L/C, không giao hàng hoặc không có hàng giao như thỏa thuận, người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ bên bán phát hành “bảo lãnh thực hiện hợp đồng”.  L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) o Là loại L/C không hủy ngang. o Theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, một ngân hàng khác (ngân hàng xác nhận) xác nhận việc thanh toán theo L/C. 78 TXNHQT03_Bai6_v1.0015108230 Bài 6: L/C và UCP 600 o Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng phát hành, do đó ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận và thường phải ký quỹ tại ngân hàng xác nhận. Tỷ lệ ký quỹ có thể lên tới 100% trị giá L/C. o L/C xác nhận được đảm bảo bởi 2 ngân hàng vì vậy khá an toàn cho người thụ hưởng. o Nhu cầu xác nhận L/C phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng phát hành, tình hình kinh tế – chính trị của quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở. 6.1.2. L/C đặc biệt  L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) Là L/ ...

Tài liệu được xem nhiều: