Danh mục

Bài giảng Thể dục và phương pháp dạy học thể dục 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.29 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (48 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Nội dung Bài giảng Thể dục và phương pháp dạy học thể dục 2 gồm các phần chính: Các phương tiện, nguyên tắc và phương pháp giảng dạy thể dục cũng như đặc điểm hình thức tổ chức giờ giáo dục thể chất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thể dục và phương pháp dạy học thể dục 2 - ĐH Phạm Văn ĐồngTRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA GDTC - QP, AN BÀI GIẢNG THỂ DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỂ DỤC 2 ThS. Nguyễn Xuân Thưởng 1 LỜI NÓI ĐẦU Thể dục và phương pháp dạy học thể dục là môn học nghiên cứu những quy luậtvà những cơ sở chung nhất về phương pháp trong lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT).Nhiệm vụ giảng dạy chủ yếu của môn Thể dục và phương pháp dạy học thể dục là: 1. Giúp cho sinh viên nắm được những cơ sở chung nhất về lý luận và phươngpháp Giáo dục thể chất (GDTC), chủ yếu là dạy học động tác, rèn luyện thể lực vàcông tác GDTC trong nhà trường phổ thông. 2. Trên cơ sở đó, từng bước bồi dưỡng cho sinh viên năng lực vận dụng nhữngkiến thức học được để phân tích, thực hiện những nhiệm vụ cụ thể có liên quan trongthực tiễn TDTT. Bài giảng Thể dục và phương pháp dạy học thể dục 2 có thể được sử dụng chocả người dạy và người học. Khi biên soạn bài giảng này chúng tôi bám sát đề cươngchi tiết môn học, mục tiêu đào tạo giáo viên, đồng thời căn cứ vào nội dung chươngtrình thể dục và phương pháp dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nội dung bài giảng gồm các phần chính: Các phương tiện, nguyên tắc vàphương pháp giảng dạy thể dục cũng như đặc điểm hình thức tổ chức giờ GDTC. Nhận thức về nội dung và phương pháp giảng dạy cũng không ngừng biến đổingày một hoàn thiện hơn theo sự phát triển của xã hội, do đó sẽ được bổ sung dần trongquá trình sử dụng và phát triển. Mong quý đồng nghiệp góp ý bổ sung bài giảng đểhoàn thiện hơn. TÁC GIẢ 2Chương 1. CÁC PHƯƠNG TIỆN GDTC1.1. Bài tập thể chất1.1.1. Đặc điểm chung 1.1.1.1. Khái niệm Bài tập thể chất (BTTC) là những hành động vận động chuyên biệt do con ngườisáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ đích phù hợp với quy luật giáo dục thể chất(GDTC) để giải quyết nhiệm vụ của GDTC đáp ứng những nhu cầu phát triển thể chấtvà tinh thần của con người. Dấu hiệu bản chất nhất của BTTC là sự lặp lại, chỉ có thông qua lặp lại nhiềulần một hành động vận động nào đó mới có thể hình thành kỹ năng kỹ xảo vận độngKNKXVĐ và làm phát triển các tố chất thể lực (TCTL). 1.1.1.2. Nguồn gốc của BTTC BTTC ra đời từ cổ xưa, nó gắn liền với lao động, nhân tố quan trọng nhất làmnẩy sinh BTTC là điều kiện sống vật chất và hoạt động của con người mà trước hết làlao động, hầu hết các BTTC có liên quan trực tiếp đến các tác động của lao động; ngoàira các hoạt động quân sự, nghệ thuật, tôn giáo cũng ảnh hưởng đến sự hình thành vàphát triển BTTC. Trong xã hội nguyên thủy các bài tập mang tính thực dụng trực tiếp. Các bài tậpnẩy sinh và đáp ứng nhu cầu của lao động gọi là bài tập tự nhiên (đi, chạy, nhảy, leotrèo, mang vác...). Cùng với sự phát triển của xã hội thì bài tập tự nhiên mất dần tínhphụ thuộc trực tiếp và nó dần dần được thay thế bằng các bài tập phân tích. Bài tậpphân tích là các bài tập được sáng tạo ra để giải quyết nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡngvà chữa bệnh. 1.1.1.3. Bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn cơ bản nhất của GDTC Mặc dù BTTC được hình thành trên cơ sở tác động của lao động và có nhữngđiểm đồng nhất với lao động về những biến đổi sinh lý, sinh hóa diễn ra trong cơ thể,nhưng hai hiện tượng này không cùng bản chất. - Các bài tập thể chất khác với các hoạt động bình thường của con người, trong 3đó có hoạt động lao động. Khác nhau ở đối tượng tác động, ở tính mục đích, tính quiluật và khác nhau ở sự tác động lên cơ thể con người. + Đối tượng tác động: Bài tập thể chất đối tượng là con người, còn lao động đốitượng tác động là tự nhiên ( cây, cỏ, đất....) + Mục đích: Bài tập thể chất giải quyết các nhiệm vụ sư phạm và phục vụ laođộng (Sức khỏe và phát triển con người toàn diện), còn lao động giải quyết các nhiệmvụ của lao động với mục đích là đem lại hiệu quả kinh tế, vật chất. + Qui luật: Bài tập thể chất thực hiện theo qui luật của giáo dục thể chất, còn laođộng thực hiện theo qui luật của lao động (giá cả, cung cầu, cạnh tranh...) + Sự tác động: Lao động tác động chủ yếu phiến diện dễ gây bệnh nghề nghiệp,còn bài tập thể chất giải quyết được nhiệm vụ hoàn thiện thể chất cho con người, sửachữa được các bệnh nghề nghiệp do lao động gây ra và còn là phương tiện nghỉ ngơitích cực. - Các yếu tố môi trường (nước, không khí, ánh sáng) và các điều kiện vệ sinh tựnó không thể giải quyết được các nhiệm vụ của giáo dục thể chất mà nó chỉ có thể hỗtrợ cho các BTTC để đạt được hiệu quả cao hơn - Chỉ có bài tập thể chất mới có thể giải quyết độc lập các nhiệm vụ của TDTT,điều này được thể hiện rõ, nếu ta đem so sánh với các phương tiện khác thì: + Bài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: