Thông tin tài liệu:
Bài giảng Thi công cầu được biên soạn theo chương trình môn học đã được phê duyệt, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng sơ bản về lĩnh vực thi công một công trình cầu từ thi công kết móng mố trụ cầu, thi công kết cấu mố trụ cầu đến thi công kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép và kết cấu nhịp cầu thép.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thi công cầu - ĐH Lâm Nghiệp GVC. ThS. TRẦN VIỆT HỒNG ThS. PHẠM MINH VIỆT THI C¤NG CÇUTRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017GVC.THS. TRẦN VIỆT HỒNG, THS. PHẠM MINH VIỆT BÀI GIẢNG THI CÔNG CẦU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 12 LỜI NÓI ĐẦU Để phục vụ cho đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật công trình và ngành Côngthôn Trường Đại học Lâm Nghiệp, Bộ môn Kỹ thuật công trình – Khoa Cơ điện& Công trình tiến hành biên soạn bài giảng Thi công cầu. Bài giảng được biên soạn theo chương trình môn học đã được phê duyệt,nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng sơ bản về lĩnh vực thicông một công trình cầu từ thi công kết móng mố trụ cầu, thi công kết cấu mốtrụ cầu đến thi công kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép và kết cấu nhịp cầu thép. Bài giảng được biên soạn thành 06 chương. Chủ biên là GVC.ThS. TrầnViệt Hồng, biên soạn chương 01; chương 02; chương 03. Chương 04; chương05; chương 06 do ThS. Phạm Minh Việt biên soạn. Trong quá trình biên soạn, các tác giả có tham khảo giáo trình thi công cầucủa trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội và các tài liệu khoa học kỹ thuậtcó liên quan đến lĩnh vực thi công công trình cầu. Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ chuyên môn có hạn và một sốlý do khác, bài giảng này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rấtmong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để bài giảng này ngàycàng hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin vui long gửi về địa chỉ: Bộ mônKỹ thuật công trình, Khoa Cơ điện & Công trình, Trường đại học Lâm Nghiệp. 34 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG XÂY DỰNG CẦU1.1. Tổng quan về các công nghệ thi công cầu1.1.1. Tình hình phát triển công nghệ xây dựng cầu trên Thế giới và ở Việt Nam Trải qua gần một thế kỷ, kể từ khi kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực(BTCT DƯL) được phát minh, thế giới đã chứng kiến nhiều thành tựu tuyệt vờitrong lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình cầu bằng kết cấuBTCT DƯL. Từ những kết cấu kiểu dầm giản đơn thi công bằng phương phápcông nghệ truyền thống căng trước trên bệ cố định hoặc căng sau rồi lao lắp vàovị trí, ngày nay với nhiều công nghệ mới tiên tiến như đúc đẩy, đúc hẫng (lắphẫng), đúc trên đà giáo di động, lắp trên đà giáo di động... có thể xây dựng đượcnhững nhịp cầu lớn, vượt xa giới hạn khẩu độ nhịp của dầm giản đơn truyềnthống, đem lại hiệu quả rất lớn về các mặt kinh tế, kỹ thuật cũng như vẻ đẹp kiếntrúc công trình. Ở nước ta vào đầu những năm 90, các công nghệ thi công cầu tiên tiếnnhư phương pháp đúc đẩy, đúc hẫng đã được áp dụng rộng rãi kết hợp với cácnhà thầu lớn của nước ngoài và được tạo điều kiện cho các Tổng công ty xâydựng giao thông trong nước nhập công nghệ và tiếp thu, làm chủ công nghệ.Tiếp theo những năm sau đó, hàng loạt các công trình cầu BTCT DƯL khẩu độlớn, thi công bằng công nghệ hiện đại ra đời.1.1.2. Tổng quan về các công nghệ thi công cầu1.1.2.1. Tổng quan về các công nghệ thi công cầu bê tông cốt thép Do kết hợp khả năng chịu nén của bê tông với khả năng chịu kéo cao củacốt thép đặc biệt là cốt thép cường độ cao cùng với ưu điểm dễ dàng tạo mặt cắtkết cấu chịu lực hợp lý và giá thành hạ, kết cấu BTCT DƯL đã được áp dụngchủ yếu trong các công trình cầu trên thế giới. Để đạt mục tiêu về khả năng vượt nhịp lớn, kết cấu BTCT DƯL nhịp liêntục được áp dụng rộng rãi và đã có rất nhiều nghiên cứu có tính đột phá về thiếtkế kết cấu gắn với công nghệ thi công, đây là hai mặt không thể tách rời. Có thểthấy rằng kết cấu nhịp BTCT DƯL với quá trình phát triển từ dạng dầm bản đặc,rỗng rồi đến dạng mặt cắt chữ I, chữ T, rồi mặt cắt hình hộp hầu như đã hoànthiện về mặt kết cấu. Do vậy, trong thời gian qua, các nghiên cứu chuyển sangchủ yếu về mặt vật liệu và đặc biệt là công nghệ thi công. a) Công nghệ đổ bê tông tại chỗ theo phương pháp đúc đẩy – CN1 Đúc đẩy thuộc phương pháp đổ bê tông tại chỗ, hệ thống ván khuôn và bệđúc thường được lắp đặt, xây dựng cố định tại vị trí sau mố. Chu trình đúc được 5tiến hành theo từng phân đoạn, khi phân đoạn đầu tiên hoàn thành được kéo đẩyvề phía trước nhờ hệ thống như: kích thủy lực, mũi dẫn, trụ đẩy và dẫn hướng…đến vị trí mới và bắt đầu tiến hành đúc phân đoạn tiếp theo cứ như vậy cho đếnkhi đúc hết chiều dài kết cấu nhịp. Mặc dù công nghệ có ưu điểm: Thiết bị di chuyển cấu kiện khá đơn giản,tạo được tĩnh không dưới cho các công trình giao thông thủy bộ dưới cầu vàkhông chịu ảnh hưởng lớn của lũ nhưng công trình phụ trợ lại phát sinh nhiềunhư: bệ đúc, mũi dẫn và trụ tạm… Chiều cao dầm và số lượng bó cáp DƯLnhiều hơn so với dầm thi công bằng công nghệ khác, mặt khác chiều cao dầmkhông thay đổi để tạo đáy dầm luôn phẳng nhằm đẩ ...