Danh mục

Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 4 - ThS. Lê Trung Hiếu

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.53 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 4 Thị trường cổ phiếu, với mục tiêu giúp các bạn có thể nắm được khái quát về cổ phiếu và thị trường cổ phiếu; Hiểu được tằm quan trọng và những tiền đề cần thiết để phát triển thị trường cổ phiếu; Hiểu được cách thức định giá và quyết định đầu tư cổ phiếu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 4 - ThS. Lê Trung Hiếu Chapter 4 Thị trường cổ phiếu (Stock Markets) Ths. Lê Trung Hiếu Mục tiêu • Đọc xong chương này bạn có thể: • Nắm được khái quát về cổ phiếu và thị trường cổ phiếu • Hiểu được tằm quan trọng và những tiền đề cần thiết để phát triển thị trường cổ phiếu. • Hiểu được cách thức định giá và quyết định đầu tư cổ phiếu. 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU • Thị trường cổ phiếu (equity or stock market) là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán các loại cổ phiếu do các công ty cổ phần phát hành. • Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán cổ phiếu mới phát hành gọi là thị trường sơ cấp. Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán cổ phiếu đã phát hành gọi là thị trường thứ cấp. 2.TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU • Tạo ra một kênh huy động và phân phối vốn qua tổ chức tài chính trung gian. • Tận dụng và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng đưa vào sử dụng nhằm mục tiêu sinh lợi. • Thu hút đầu tư nước ngoài góp phần gia tăng vòng vốn đầu tư tư nhân và cải thiện tình hình cán cân thanh toán quốc tế. • Giúp công ty có thể đa dạng hóa nguồn vốn, hạn chế và khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay của ngân hàng. • Góp phần củng cố và nâng cao trình độ quản lý công ty. 3. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU • 3.1. Các yếu tố cấu thành thị trường cổ phiếu • Yếu tố 1: Hàng hóa • Yếu tố 2: Cung • Yếu tố 3: Cầu • Yếu tố 4: Cơ sở hạ tầng của thị trường. 3.2. Phát triển công ty cổ phần – tạo cung và tiền đề cho phát triển TTCP • Luật doanh nghiệp định nghĩa cho công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nahu gọi là cổ phần. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ phần ưu đãi do cổ đông biểu quyết không được chuyển nhượng và trường hợp 20% cổ phần phổ thông phải nắm giữ trong 3 năm đầu. - Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. 3.3. Phát triển hàng hóa trên thị trường cổ phiếu: • cổ phiếu phổ thông • cổ phiếu ưu đãi • các công cụ phát sinh từ giao dịch cổ phiếu như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đòng quyền chọn và kể cả giao dịch các loại chỉ số chứng khoán. 3.4. Thu hút đa dạng các nhà đầu tư – tạo cầu cho phát triển TTCP • Nhà đầu tư riêng lẻ (individual investors) và nhà đầu tư tổ chức (institution investors). • Nhà đầu tư riêng lẻ bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, đại diện các tổ chức kinh tế và xã hội có nhu cầu mua cổ phiếu. 4. Phân tích đầu tư cổ phiếu • Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô • Phân tích ngành • Phân tích tài chính công ty. 4.1. Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô • GDP • Lãi suất • Lạm phát • Tỷ giá hối đoái 4.2. Phân tích ngành • Trong nền kinh tế, có rất nhiều ngành khác nhau như: dược phẩm, hoá chất, công nghệ thông tin, cơ khí, dịch vụ tài chính….Trong quá trình phân tích cần xác định ngành nào có triển vọng phát triển để có quyết định đầu tư hợp lý. • Trước khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ, bạn cần phải phân tích hoạt động toàn ngành trước những vấn đề: + Lợi nhuận và khả năng tăng trưởng của ngành đó. + Cần theo dõi động thái hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đúng lúc. + Vào cùng một thời điểm các ngành khác nhau sẽ có mức rủi ro khác nhau, do đó cần đánh giá mức độ rủi ro của từng ngành để xác định mức lợi suất đầu tư tương xứng cần phải có. + Phân tích mức rủi ro từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro trong tương lai. 4. 3. Phân tích tài chính công ty • Việc phân tích các báo cáo tài chính là việc phân tích các dữ liệu có trong các báo cáo tài chính (chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Nhằm đánh giá • Khả năng thanh toán • Cấu trúc vốn • Bảo chứng: bảo đảm chi trả lãi trái phiếu và cổ tức ưu đãi. • Hiệu quả hoạt động • Tỷ suất sinh lời • Triển vọng phát triển Nhóm 1: chỉ số thanh toán • Chỉ số thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn • Chỉ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn • Lưu lượng tiền mặt = Thu nhập ròng + Khấu hao Nhóm 2: Chỉ số phản ánh cấu trúc vốn • Chỉ số trái phiếu = Tổng mệnh giá trái phiếu/Toàn bộ vốn dài hạn • Toàn bộ vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Vốn cổ đông • Chỉ số cổ phiếu ưu đãi = Tổng mệnh giá CP ưu đãi/ Toàn bộ vốn dài hạn • Chỉ số CP thường = (Tổng mệnh giá CPT+Vốn thặng dư+Thu nhập để lại)/ toàn bộ vốn dài hạn Nhóm 3. Các chỉ số bảo chứng • Bảo chứng tiền lãi trái phiếu = Thu nhập trước lãi và thuế (EBIT)/tiền lãi trái phiếu hàng năm. • Bảo chứng Cổ tức CPUĐ = thu nhập ròng/Cổ tức CPUĐ Nhóm 4: Các chỉ số biểu hiện khả năng sinh lời • Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/Doanh số bán thực • Chỉ số lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh số bán thực • Thu nhập của mỗi cổ phần (EPS) = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi)/Số CP thường đang lưu hành • Cổ tức mỗi CP (DPS) = EPS x % thanh toán cổ tức NHóm 5: Tỷ suất sinh lời • ROS (Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu) – Return On Sale) = Thu nhập ròng/Doanh thu • ROE (Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) –Return On Equity = Thu nhập ròng/Vốn • ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) – Return On Asset) = Thu nhập ròng/Tổng tài sản • ROCE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần thường = Lợi nhuận ròng/VCP thường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: