Danh mục

Bài giảng Thiết kế phần mềm

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.56 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Thiết kế phần mềm giúp người học nắm được khái niệm thiết kế phần mềm, vai trò của thiết kế, mô hình tiến trình thiết kế chung, mô hình tiến trình thiết kế chi tiết, tiến trình hoạt động thiết kế và sản phẩm và các khái niệm thiết kế cơ sở. Chúc các bạn học tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiết kế phần mềm BÀI GIẢNG 1.  Thiết kế kiến trúc: sử dụng biểu đồ cấu trúc mô tả cái nhìn tổng thể về hệ thống, phân rã hệ thống thành hệ thống con các mô-đun, xác định giao diện tương tác giữa các mô-đun, mối quan hệ giữa các mô-đun. Không cần chỉ ra thứ tự thực hiện, số lần thực hiện, chi tiết thiết kế.  Đặc tả trừu tượng: ở mỗi hệ con, đặc tả trừu tượng các dịch vụ mà nó phải cung cấp và các ràng buộc mà nó phải tuân theo.  Thiết kế giao diện: giao diện của từng hệ con được thiết kế và ghi thành tài liệu.  Thiết kế thành phần: mỗi hệ con được phân chia thành nhiều thành phần, nên các thành phần của hệ con phải được thiết kế chi tiết và ghi thành tài liệu.  Thiết kế cấu trúc dữ liệu: xây dựng mô hình biểu diễn thông tin hay cách lưu trữ dữ liệu trong máy tính. • Thiết kế cấu trúc logic: các quan hệ chuẩn, các khóa, các tham chiếu, các cấu trúc thao tác dữ liệu. • Thiết kế cấu trúc vật lý: các file, các kiểu, kích cỡ.  Thiết kế thủ tục (thuật toán): mô tả các bước hoạt động của mô-đun. Phương pháp mô tả: giả mã, sơ đồ luồng, biểu đồ hoạt động...  Trừu tượng hóa: tập trung vào vấn đề ở mức tổng quát, không xét tới các chi tiết ở mức thấp hơn.  Làm mịn: chi tiết hóa các trừu tượng.  Tính mô-đun: phân chia dữ liệu và chức năng.  Kiến trúc phần mềm: cấu trúc tổng thể của phần mềm.  Thủ tục: thuật toán để thực hiện chức năng.  Che dấu thông tin: thông tin chứa trong mô-đun này không thể thâm nhập tới được từ các mô-đun khác không cần đến những thông tin đó.  Thiết kế mô-đun: sự trừu tượng hóa và che dấu thông tin được dùng để thiết kế mô-đun.  Sự kết dính: là độ đo về tính khớp lại với nhau giữa các thành phần của thành phần đó. Có 7 mức kết dính theo thứ tự tăng dần sau: - Kết dính gom góp: các phần của thành phần không liên quan với nhau, song lại bị bó vào một thành phần. - Kết dính logic: các thành phần cùng thực hiện các chức năng tương tự như vào, xử lý lỗi,... - Kết dính thời điểm: tất cả các thành phần cùng hoạt động và cùng kết thúc. - Kết dính thủ tục: các thành phần thực hiện theo một thứ tự xác định. - Kết dính truyền thông: tất cả các phần tử của thành phần cùng thao tác trên một dữ liệu vào và đưa cùng một dữ liệu ra. - Kết dính tuần tự: trong một thành phần, ra của phần tử này là vào của phần tử khác. - Kết dính chức năng: mỗi phần của thành phần đều là cần thiết để thi hành cùng một chức năng nào đó.  Sự ghép nối: chỉ ra độ ghép nối giữa các đơn vị của chương trình.  Tính hiểu được:  Tính thích nghi được: thiết kế nhằm bảo trì thì sẵn sàng thích nghi được  Linh hoạt đối với những yêu cầu thay đổi không định trước.  Dễ thử nghiệm.  Tính sáng sủa, dễ đọc.  Kích thước mô-đun nhỏ.  Tính độc lập mô-đun.  Phải quan hệ chặt chẽ giữa thiết kế và yêu cầu.  Mỗi mô-đun hoàn toàn độc lập, thực hiện một chức năng duy nhất và thực hiện trọn vẹn chức năng đó.  Mọi thứ trong mô-đun ràng buộc với nhau.  Mọi thứ trong mô-đun được điều khiển bởi cùng một dữ liệu vào,...  Cố gắng giữ mô-đun một đầu vào và một đầu ra.

Tài liệu được xem nhiều: