Danh mục

Bài giảng Thực hành Hóa phân tích 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.16 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Thực hành Hóa phân tích 2 được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên cơ sở lý thuyết của các quá trình phân tích định tính cũng như định lượng bằng phương pháp dụng cụ để khảo sát phổ UV – Vis của dung dịch kali permanganat trong môi trường acid; định lượng đồng thời hai chất màu (Phương pháp quang phổ UV – Vis); định lượng nitrit (Phương pháp quang phổ UV-Vis);... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thực hành Hóa phân tích 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC  BÀI GIẢNG MÔN HỌC THỰC HÀNH HÓA PHÂN TÍCH 2 Giảng viên biên soạn: VÕ NGỌC HÂN HỨA HỮU BẰNG Đơn vị: Khoa Dược Hậu Giang – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN BÀI GIẢNG MÔN HỌC Tên môn học: Thực hành Hóa phân tích 2 (Tên tiếng Anh:…………………………….) Trình độ: Đại học Dược Số đơn vị học trình: 01 Giờ thực hành: 30 Thông tin Giảng viên:  Tên Giảng viên: VÕ NGỌC HÂN  Đơn vị: Khoa Dược  Điện thoại:  E-mail: vnhan@vttu.edu.vn NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Điều kiện tiên quyết Sinh viên đã học xong môn học hóa đại cương vô cơ, hóa hữu cơ và hóa phân tích 1. 2. Mục tiêu môn học Cung cấp cơ sở lý thuyết của các quá trình phân tích định tính cũng như định lượng bằng phương pháp dụng cụ, hướng dẫn tiến hành những phương pháp phân tích định lượng để sinh viên vận dụng tốt khi làm việc trong những lĩnh vực liên quan đến hóa phân tích - kiểm nghiệm. 3. Phương pháp giảng dạy Thực hành tại phòng thí nghiệm. 4. Đánh giá môn học - Bài báo cáo, kiểm tra trên lớp 2 - Thi thực hành 6. Tài liệu tham khảo - Bộ Y tế (2012), Hóa phân tích, tập 2, NXB giáo dục. - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Hóa phân tích 2. - Đại học Y Dược Cần Thơ (2012), Giáo trình Hóa phân tích 2. - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Thực tập Hóa phân tích 2. - Đại học Y Dược Cần Thơ (2012), Giáo trình Thực tập Hóa phân tích 2. 5. Đề cương môn học STT Tên bài học Số tiết 1 Khảo sát phổ UV – Vis của dung dịch kali permanganat trong 4 môi trường acid 2 Khảo sát ảnh hưởng của dung môi và pH đến sự hấp thụ của 4 benzen và phenol trong quang phổ UV – Vis 3 Định lượng đồng thời hai chất màu (Phương pháp quang phổ UV 4 – Vis) 4 Định lượng nitrit (Phương pháp quang phổ UV-Vis) 4 5 Tách và định tính các sulfonamid (Phương pháp sắc ký lớp 4 mỏng) 6 Định lượng Paracetamol bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu 4 năng cao 7 Thi kết thúc học phần 6 Tổng 30 6. Nội dung bài giảng chi tiết 3 BÀI 1: KHẢO SÁT CÁC ĐẶC TÍNH PHỔ UV-VIS CỦA DUNG DỊCH KALIPERMANGANAT TRONG MÔI TRƯỜNG ACID Mục tiêu học tập - Ứng dụng định luật Lambert – Beer trong việc định lượng thành phần hoạt chất dựa vào hệ số hấp thu mol và đường thẳng hồi quy. - Nhận diện máy UV-VIS hai chùm tia. Ứng dụng kỹ thuật quét phổ và đo điểm của máy UV-VIS hai chùm tia. I. NGUYÊN TẮC: - Dựa vào tính năng quét phổ để xác định λmax của KMnO4/H2SO4 0,1N từ 400 – 650 nm. - Đo độ hấp thu của các dung dịch chuẩn tại λmax - Từ đó tính toán hệ số hấp thu mol của tất cả các dung dịch ở λmax này. Áp dụng định luật Lambert – Beer để tính toán nồng độ của mẫu thử. II. HÓA CHẤT SỬ DỤNG - Dung dịch KMnO4 0,1N pha trong H2SO4 0,1N. - Dung dịch H2SO4 0,1N. III. TIẾN HÀNH 1. Xây dựng đường cong chuẩn: - Pha dung dịch trung gian S1 0,01N: KMnO4 0,1N trong H2SO4 0,1N 10ml H2SO4 0,1N vđ 100ml - Từ dung dịch trung gian S1 0,01N pha tiếp các dung dịch chuẩn từ 1-5 như sau: 4 Cách pha Dung dịch Nồng độ KMnO4 Lấy dung dịch S1 (ml) Thêm H2SO4 0,1N vđ (ml) 1 0,5 x 10-3 N 2,5 50 2 1,0 x 10-3 N 5 50 3 1,5 x 10-3 N 7,5 50 4 2,0 x 10-3 N 10 50 5 2,5 x 10-3 N 12,5 50 2. Định lượng: - Chọn Method wavelength scan để quét phổ: quét phổ UV-VIS từ 400nm đến 650nm để tìm λmax - Chọn Method photometry: chỉnh chiều dài sóng về λmax đã tìm được bên trên. - Đọc độ hấp thu (A) tương ứng với 5 nồng độ (C) của 5 dung dịch chuẩn từ 1 – 5 thử nghiệm (cốc đo 1cm, dùng mẫu trắng là H2SO4 0,1N) - Đọc độ hấp thu (Ax) tương ứng dung dịch thử nghiệm X mà bộ môn pha. Xây dựng đường cong chuẩn độ của A theo C bằng chương trình Excel IV.TÍNH TOÁN KẾT QUẢ Xác định nồng độ X bằng 2 cách: - Tính hệ số hấp thu mol và áp dụng công thức định luật Lambert – Beer. - Vẽ đường thẳng hồi quy A=f(C) rồi ngoại suy ra nồng độ chất cần khảo sát. V. CÂU HỎI 1. Có thể định lượng KMnO4 trong môi trường trung tính hay kiềm được không? Tại sao? 2. Nêu điều kiện cần và đủ để một chất có hấp thu UV-VIS 3. Nếu tìm dung dịch X có nồng độ ngoài khoảng C1 – C5 được không? Tại sao? 4. Tại sao quét phổ từ 450nm – 650nm mà không phải vùng khác? ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: