Danh mục

Bài giảng Toán rời rạc và lý thuyết đồ thị - Chương 5: Đường đi trên đồ thị

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 436.29 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 5 trình bày những kiến thức liên quan đến đường đi trên đồ thị. Các nội dung chính trong chương gồm có: Đường đi và chu trình Euler, đường đi và chu trình Hamilton, bài toán đường đi tốt nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Toán rời rạc và lý thuyết đồ thị - Chương 5: Đường đi trên đồ thị Chương 5. Đường đi trên đồ thịI. ĐƯỜNG ĐI VÀ CHU TRÌNH EULER Định nghĩa 1. Chu trình đơn trong đồ thị G đi qua mọi cạnh của nó, mỗi cạnhchỉ đi qua một lần được gọi là chu trình Euler. Đường đi đơn trong G đi quamọi cạnh của nó, mỗi cạnh chỉ đi qua một lần được gọi là đường đi Euler. Đồthị được gọi là đồ thị Euler nếu nó có chu trình Euler, và gọi là đồ thị nửa Eulernếu nó có đường đi Euler.Rõ ràng mọi đồ thị Euler luôn là nửa Euler, nhưng điều ngược lại không luônđúng. Thí dụ 1. Đồ thị G1 trong hình 1 là đồ thị Euler vì nó có chu trình Euler a, e,c, d, e, b, a. Đồ thị G3 không có chu trình Euler nhưng nó có đường đi Euler a,c, d, e, b, d, a, b, vì thế G3 là đồ thị cửa Euler. Đồ thị G2 không có chu trìnhcũng như đường đi Euler. Hình 1. Đồ thị G1, G2, G3 Thí dụ 2. Đồ thị H2 trong hình 2 là đồ thị Euler vì nó có chu trình Euler a, b,c, d, e, a. Đồ thị H3 không có chu trình Euler nhưng nó có đường đi Euler c, a,b, c, d, b vì thế H3 là đồ thị nửa Euler. Đồ thị H1 không có chu trình cũng nhưđường đi Euler. Hình 2. Đồ thị H1, H2, H3Điều kiện cần và đủ để một đồ thị là một đồ thị Euler được Euler tìm ra vàonăm 1736 khi ông giải quyết bài toán hóc búa nổi tiếng thế giới thời đó về bảycái cầu ở thành phố Konigsberg và đây là định lý đầu tiên của lý thuyết đồ thị. Định lý 1 (Euler). Đồ thị vô hướng liên thông G là đồ thị Euler khi và chỉ khimọi đỉnh của G đều có bậc chẵn. Hệ quả. Đồ thị vô hướng liên thông G là nửa Euler khi và chỉ khi nó có khôngquá 2 đỉnh bậc lẻ. Định lý 2 (Euler tổng quát). Đồ thị vô hướng liên thông G có k đỉnh bậc lẻ (kluôn là số chẵn) thì cần ít nhất k/2 con đường để đi qua tất cả các cạnh của đồthị, mỗi cạnh chỉ đi qua đúng 1 lần. Hơn nữa để đi được như vậy mỗi conđường cần xuất phát từ một đỉnh bậc lẻ và kết thúc ở một đỉnh bậc lẻ khác.Giả sử G là đồ thị Euler, thuật toán đơn giản sau đây cho phép xác định chutrình Euler khi làm bằng tay.Thuật toán FlorXuất phát từ một đỉnh u nào đó của G ta đi theo các cạnh của nó một cách tuỳ ýchỉ cần tuân thủ 2 qui tắc sau: (1) Xoá bỏ cạnh đã đi qua đồng thời xoá bỏ cả những đỉnh cô lập tạo thành. (2) Ở mỗi bước ta chỉ đi qua cầu khi không còn cách lựa chon nào khác. Định lý 2. Đồ thị có hướng liên thông mạnh là đồ thị Euler khi và chỉ khi Deg+(v)=deg- (v),  v  V.II. ĐƯỜNG ĐI VÀ CHU TRÌNH HAMILTONTrong mục này chúng ta xét bài toán tương tự như trong mục trước chỉ khác làta quan tâm đến đường đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị, mỗi đỉnh đúng mộtlần. Sự thay đổi tưởng chừng như là không đáng kể này trên thực tế đã dẫn đếnsự phức tạp hoá vấn đề cần giải quyết. Định nghĩa 2. Đường đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị mỗi đỉnh đúng một lầnđược gọi là đường đi Hamilton. Chu trình bắt đầu từ một đỉnh v nào đó qua tấtcả các đỉnh còn lại mỗi đỉnh đúng một lần rồi quay trở về v được gọi là chutrình Hamilton. Đồ thị G được gọi là đồ thị Hamilton nếu nó chứa chu trìnhHamilton và gọi là đồ thị nữa Hamilton nếu nó có đường đi Hamilton.Rõ ràng đồ thị Hamilton là nửa Hamilton, nhưng điều ngược lại không cònđúng. Thí dụ 3. Trong hình 4: G3 là Hamilton, G2 là nửa Hamilton còn G1 không lànửa Hamilton. Hình 4. Đồ thị Hamilton G3, nửa Hamilton G2 , và G1.Cho đến nay việc tìm một tiêu chuẩn nhận biết đồ thị Hamilton vẫn còn là mở,mặc dù đây là một vấn đề trung tâm của lý thuyết đồ thị. Hơn thế nứa, cho đếnnay cũng chưa có thuật toán hiệu quả để kiểm tra một đồ thị có là Hamilton haykhông. Các kết quả thu được phần lớn là điều kiện đủ để một đồ thị là đồ thịHamilton. Phần lớn chúng điều có dạng nếu G có số cạnh đủ lớn thì G làHamilton. Một kết quả như vậy được phát biểu trong định lý sau đây. Định lý 3 (Dirak). Đơn đồ thị vô hướng G với n>2 đỉnh, mỗi đỉnh có bậckhông nhỏ hơn n/2 là đồ thị Hamilton.Định lý sau là tổng quát hoá của định lý Dirak cho đồ thị có hướng: Định lý 4. Giả sử G là đồ có hướng liên thông với n đỉnh. Nếu deg+ (v)≥n/2,deg – (v) ≥ n/2,  v thì G là Hamilton.III.BÀI TOÁN ĐƯỜNG ĐI TỐT NHẤT Trong các ứng dụng thực tế, bài toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai đỉnh củamột đồ thị liên thông có một ý nghĩa to lớn. Có thể dẫn về bài toán như vậynhiều bài toán thực tế quan trọng. Ví dụ, bài toán chọn một hành trình tiết kiệmnhất (theo tiêu chuẩn hoặc khoảng cách hoặc thời gian hoặc chi phí) trên mộtmạng giao thông đường bộ, đường thủy hoặc đường không; bài toán chọn mộtphương pháp tiết kiệm nhất để đưa ra một hệ thống động lực từ trạng thái xuấtphát đến trạng một trạng thái đích, bài toán lập lịch thi công các công các côngđoạn trong một công trình thi công lớn, bài toán lựa chọn đường truyền tin vớichi phí nhỏ nhất trong mạng thông tin, v.v… Hiện nay có rất nhiều phươngpháp để giải các bài toán như vậy. Thế nhưng, thông thường, các thuật toánđược xây dựng ...

Tài liệu được xem nhiều: