Danh mục

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 4 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: ppt      Dung lượng: 109.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ khi tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 4 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam trình bày về quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 4 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam CHƯƠNG BỐN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I/ QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1/- Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. * Trong tác phẩm “đường kách mệnh”, Bác khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có Đảng để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái, có vững thì thuyền mới chạy”. Cũng trong tác phẩm đó, Bác khẳng định đảng cách mệnh đó là Đảng cộng sản. * Sự cần thiết phải có Đảng cộng sản lãnh đạo: + Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc phải chống lại kẻ thù tàn bạo to lớn, giữa chúng lại có sự liên kết mang tính quốc tế, vì vậy, muốn đánh thắng chúng phải có một bộ tham mưu có đủ khả năng định ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng. Bộ Tham mưu đó là Đảng cộng sản + HCM khẳng định: lực lượng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn và vô cùng tận, nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi. • Thực tiễn Việt Nam chứng minh: Tổng khởi nghĩa Tháng 8 thành công, kháng chiến chống pháp, chống mỹ thắng lợi, sự nghiệp đổi mới đạt được nhiều thành tựu. 2/- Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam • Lê-nin nêu tính qui luật về sự ra đời của Đảng Cộng sản: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản. Đây là vấn đề có tính phổ biến đối với sự ra đời của đảng cộng sản ở nhiều nước trên thế giới, nhất là châu Âu. • Hồ Chí Minh nêu lên luận điểm: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1960). - Phong trào công nhân: + Việt Nam nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân số lượng còn ít. + Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. + Giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo cách mạng vì: giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất trong sản xuất, có chủ nghĩa Mác - Lênin (lý luận khoa học); có Đảng cộng sản đề ra đường lối,phương pháp cách mạng đúng, tổ chức tập hợp quần chúng đấu tranh. - Phong trào yêu nước: Hồ Chí Minh nêu 4 lý do của phong trào yêu nước + Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta. + Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì cả 2 phong trào đều có một mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước Việt nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh + Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân: nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải nói đến phong trào nông dân, một lực lượng cơ bản và đông đảo ở nước ta đầu thế kỷ 20, chiếm hơn 90% dân số. + Phong trào yêu nước của trí thức là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều trí thức tham gia cách mạng trở thành cán bộ lãnh đạo. 3/- Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam • Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân: Nội dung qui định bản chất giai cấp công nhân của Đảng: – Nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lê-nin – Mục tiêu của Đảng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – Đảng tuân thủ những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân * Đảng của ai? – ĐH II (1951): Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; đảng của dân tộc – 1953: Đảng của toàn dân – 1961: Đảng ta là đảng của giai cấp, của dân tộc - Thành phần: ngoài công nhân còn có những người ưu tú trong giai cấp nông dân, trí thức và các thành phần khác - Đảng kết nạp: công nhân, nông dân, lao động trí óc… thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng vào Đảng 4/- Quan niệm về Đảng cộng sản Việt nam cầm quyền: - Đảng cầm quyền: Việt Nam sau cách mạng tháng 8, đảng ta trở thành đảng cầm quyền. Đảng sử dụng chính quyền nhà nước như một công cụ quyền lực, một phương tiện có hiệu lực để quản lý xã hội, tổ chức huy động mọi lực lượng của toàn xã hội nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng… - Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền: • Mục đích lý tưởng của đảng cầm quyền Phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới. • Nhiệm vụ của đảng cầm quyền Lãnh đạo nhân dân xây dựng một xã hội mới khô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: