Danh mục

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,001.97 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (49 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí minh về văn hóa; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình CHƯƠNG VII TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚIGiảng viên: ThS. Vũ Thị Thanh TìnhBộ môn TTHCM, khoa Lý luận chính trị, HVTCSđt: 0946483579Mail.: tinh.hvtc11@gmail.comA. MỞ ĐẦU2. Kết cấu bài giảngBài giảng gồm có 3 phần:I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí minh về văn hóa.II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đứcIII. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới I.Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 1.Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới 1.1. Định nghĩa về văn hóa Một số định nghĩa về văn hóa:• Khởi đầu văn hoá được hiểu là canh tác, trồng trọt (cultus). Có hai loại trồng trọt: trồngtrọt ngoài đồng và trồng trọt tinh thần, tức là giáo dục bồi dưỡng con người.• Văn hóa được hiểu một cách chung nhất là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần docon người sáng tạo ra trong lịch sử nhằm phục vụ nhu cầu của con người trong cuộc sống.• Quan điểm của tổ chức UNESCO Năm 1988, trong chương trình Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988-1997) do UNESCO phát động, định nghĩa về văn hoá đã được ông Mayor,nguyên tổng giám đốc UNESCO nêu ra: “Văn hoá đó là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân vàcác cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấyđã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.” Lý luận Mác – Lênin về văn hoá: Con người sáng tạo ra VH và là chủ thể của VH Phương thức kiếm sống và phương thức sử dụng sp làm ra quy định trình độ phát triểncủa VH và ngược lại. Lao động – nguồn gốc của VH Quá trình do con người sáng tạo ra lịch sử, cũng là quá trình con người sáng tạo ra VH. VH tiên tiến là văn hóa yêu nước, tiến bộĐịnh nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh Trong Mục đọc sách ở cuối của tác phẩm Nhật ký trong tù Người viết: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhữngcông cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ nhữngsáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinhhoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa1. Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới1.2. Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới- Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930 có nêu: “Nam nữ bình quyền/Phổ thônggiáo dục theo công nông hóa”.- Năm 1943, Người đã có dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc gồm 5 điểm lớn:“1. Xây dựng tâm lí: tinh thần độc lập tự cường. 2. Xây dựng luân lí: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4. Xây dựng chính trị: dân quyền 5. Xây dựng kinh tế”.I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hộiMột là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng + Trong quan hệ với chính trị, xã hội: văn hóa có vài trò quan trọng ngang vớikinh tế, chính trị, xã hội. Chính trị xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng.Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển. + Trong quan hệ với kinh tế: Kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việcxây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hộiHai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụnhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế+ Văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn, thúc đẩy kinh tế và chính trị pháttriển+ Văn hóa ở trong chính trị: văn hóa tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia vào cáchmạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội+ Văn hóa ở trong kinh tế: văn hóa phục vụ, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển kinh tế+ Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị: chính trị và kinh tế phải có tính văn hóa.I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa2.2. Quan điểm về tính chất của nền văn hoáTrong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (02/1951), Hồ Chí Minhkhẳng định phải “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng”.*) Tính dân tộc- Là cái “cốt”, cái tinh túy bên trong đặc trưng của nền văn hoá dân tộc. Nó phân biệt, không nhầ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: