Danh mục

Bài giảng U xương lành tính

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.53 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng U xương lành tính cung cấp cho người đọc những kiến thức đại cương về u xương lành tính, u xương lành tính (u tổ chức tạo xương, u tổ chức tạo sụn, u tổ chức liên kết). Đây là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên Y khoa dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng U xương lành tính U XƯƠNG LÀNH TÍNH I. ĐẠI CƯƠNG: - U XƯƠNG LÀNH TÍNH PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ XƯƠNG ĐANG LỚN LÊN TRỪ TRƯỜNG HỢP U TẾ BÀO KHỔNG LỒ XUẤT HIỆN CHẬM HƠN. ĐỂ THUẬN TIỆN NGƯỜI TA XẾP LOẠI THEO NGUỒN GỐC CỦA NÓ. - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA U XƯƠNG LÀNH TÍNH LÀ PHÁT TRIỂN CHẬM, GIỚI HẠN RÕ, KHÔNG DI CĂN. II. U xương lành tính 1.U tổ chức tạo xương a.U xương lành tính (osteoma) - N/n: Có thể do chấn thương, do di truyền hoặc do rối loạn phát triển xương. - Vị trí hay gặp: Xương sọ, xoang mặt và các chi. - Hình ảnh : + U thường đơn độc. + Hình mờ đậm đồng đều, các xương mọc thêm cũng thấy rõ thớ xương. + Hình tròn hoặc bầu dục, bờ viền liên tục rõ nét. + Không bao giờ có hình ảnh viêm màng xương. OSTEOMA XƯƠNG SỌ b. U xương dạng xương (osteoid osteoma) - Chiếm 12% u lành tính. - Vị trí hay gặp: Thường ở đầu trên xương đùi hay xương chày(50%). U có thể ở vỏ xương, màng xương, thân xương, tủy xương, hành xương… - LS: Đau vào ban đêm, đau nhiều. - Hình ảnh: XQ:Hình khuyết xương nhỏ hình tròn hoặc bầu dục. Phản ứng tạo xương mạnh xung quanh vùng khuyết xương. CT: Có thể phát hiện được những ổ khuyết xương nhỏ MRI: ít giá trị. Vùng không cản quang nhỏ ở vỏ xương hình bầu dục nằm giữa đám phản ứng màng xương mờ đậm. Osteoid osteoma xương đùi Chẩn đoán phân biệt: - Abcès mạn tính. - Viêm xương tủy gây xơ cứng. c.U tạo cốt bào lành tính ( Osteoblastoma) - Hiếm gặp, 90% gặp ở độ tuổi 20-30. - Nam/nữ : 2/1 - Vị trí thường gặp :Cột sống và đầu xương dài ( 60%- 70%). - LS: Đau ít, không rõ ràng. - Hình ảnh : Khối tiêu xương thường lớn, bao quanh bởi viền xơ có phản ứng đặc xương xung quanh. Có thể phát triển mở rộng ra ngoài vỏ. 2. U tổ chức tạo sụn. a. U xương sụn (Osteochonroma /Chồi xương) - Là loại u lành tính hay gặp nhất. - Hay gặp ở người trẻ. - LS:Thường không triệu chứng. - Vị trí hay gặp: Cạnh sụn tiếp hợp của các xương dài. - Hình ảnh : XQ: + Thường là u đơn độc. +Hình mọc thêm xương có cấu trúc vừa đặc vừa rỗng, ranh giới luôn rõ ràng. +Không có phản ứng màng xương, không thay đổi cấu trúc xương cạnh u. -Tiến triển : Chậm, có thể thoái hóa ác tính. Chồi xương dạng u xương sụn ở xương đùi b. U sụn ( Chondroma) - Chiếm khoảng 12% u xương lành tính. - Độ tuổi hay gặp 30-40. - LS: Tiềm tàng. - Vị trí hay gặp: Đốt ngón tay ngón chân, xương dài… - Hình ảnh : XQ: +Thường tổn thương đơn độc. +Vùng sáng không cản quang hình tròn hoặc bầu dục.Lấm tấm vôi hóa nhỏ bên trong. +Bờ viền rõ nét, vỏ xương mỏng và xương thường có hình bọt. +Đôi khi có vách ngăn thành ô nhỏ . CT: Thấy hình vôi hóa bên trong. MRI:TT tăng tín hiệu trên T2, vôi hóa giảm tín hiệu. U sụn xương bàn chân, hình sáng danh giới rõ làm mất xương, vỏ mỏng. Chondroma xương bàn chân 3. U tổ chức liên kết a. U xơ không tạo xương ( Non-ossifying Fibroma) - LS: Không có triệu chứng. - Vị trí hay gặp: 90% ở xương đùi, 50% ở cả hai bên. - Hình ảnh : XQ: Vùng không cản quang ở hành xương gần bờ xương, hình bầu dục trục lớn thẳng đứng, bờ trong viền xơ, bờ ngoài mỏng lồi, có vách.

Tài liệu được xem nhiều: