Danh mục

Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm

Số trang: 53      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.12 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (53 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 Đạo đức kinh doanh cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái luận về đạo đức kinh doanh; Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh; Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức trong kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm CHƢƠNG 3: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Tình huống dẫn nhập Vấn đề đạo đức tại công ty nước giải khát Tipico Ngày 7 – 7, đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm bắt đầu tiến hành kiểm tra tại Công ty Nước giải khát Tipico. Khi đến kho nguyên liệu, đoàn kiểm tra phát hiện thấy tất cả nguyên vật liệu mà công ty đang dùng để sản xuất đã hết hạn sử dụng được 3 tháng so với những hướng dẫn về hạn sử dụng trên các thùng đựng nguyên vật liệu. Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Tipico đã thanh minh rằng việc sử dụng nguyên vật liệu quá hạn là “bị oan” do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ nước ngoài về đã làm hỏng những con số của hạn sử dụng từ 17 -08 thành 17 – 03, và số nguyên vật liệu này nếu ngửi bằng mũi thì vẫn còn thơm và chưa bị mốc. 1. Phân tích nguồn gốc của vấn đề đạo đức kinh doanh trong tình huống. 2. Phân tích các đối tượng hữu quan trong tình huống trên. 3. Với tư cách là những đối tượng ấy, bạn sẽ xử lý như thế nào? Tình huống 2 1. Khải Silk là một nhãn hiệu khăn lụa nổi tiếng hơn 3 thập kỷ, đã bị sụp đổ chỉ trong chớp nhoáng khi bị dư luận xã hội vạch trần hành vi “treo đầu dê bán thịt chó”. Khải Silk với bao nhiêu năm tạo dựng được thương hiệu của mình, chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng lừa đảo người tiêu dùng bằng việc nhập sản phẩm khăn Trung Quốc nhưng lại dán mác “made in Vietnam”. 2. Tập đoàn Asanzo nhập hàng từ Trung Quốc thông qua nhiều công ty nhập khẩu, dán nhãn Asanzo thay vì lắp ráp linh kiện và ghi xuất xứ Việt Nam. a. Hãy nhận xét yếu tố đạo đức kinh doanh của các công ty trên? b. Liên hệ thực tế về đạo đức kinh doanh của một vài doanh nghiệp VN? NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƢƠNG 3.1 Khái luận về đạo đức kinh doanh 3.2 Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh 3.3 Phương pháp phân tích và xây dựng đạo đức trong kinh doanh 3.1 KHÁI LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Nội dung 3.1.1. Khái niệm đạo đức 3.1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh 3.1.3. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội 3.1.4. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp 3.1.1 Khái niệm đạo đức  Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con ngƣời đối với bản thân và trong quan hệ với ngƣời khác, với xã hội. Nguyên tắc, quy Đánh giá Hành vi con Đạo đức = Tập hợp tắc, chuẩn mực XH Nhằm Điều chỉnh người Hoạt động Đạo đức kinh kinh doanh doanh Khái niệm đạo đức (tiếp)  Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.  Đạo đức vs Pháp luật? 3.1.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh  Đạo đức kinh doanh xuất phát từ thực tiễn kinh doanh trong các thời kỳ lịch sử.  Thập kỷ 60: Mức lương công bằng, quyền của người công nhân, đến mức sinh sống của họ. ô nhiễm, các chất độc hại, quyền bảo vệ người tiêu dùng.  Những năm 70: hối lộ, quảng cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm, thông đồng câu kết vớ nhau để đặt giá cả.  Những năm 80: các Trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh; Uỷ ban đạo đức và Chính sách xã hội để giải quyết những vấn đề đạo đức trong công ty.  Những năm 90: Thể chế hoá đạo đức kinh doanh.  Từ năm 2000 đến nay: Được tiếp cận, được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau: từ pháp luật, triết học và các khoa học xã hội khác. Đạo đức kinh doanh đã gắn chặt với khái niệm trách nhiệm đạo đức và với việc ra quyết định trong phạm vi công ty .Các hội nghị về đạo đức kinh doanh thường xuyên được tổ chức. Khái niệm đạo đức kinh doanh (tiếp) Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hƣớng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. • Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức đƣợc vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. • Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp, có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh. Khái niệm đạo đức kinh doanh (tiếp)  Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: 1. Tính trung thực; 2. Tôn trọng con ngƣời; 3. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội; 4. Coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội; 5. Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt. Khái niệm đạo đức kinh doanh (tiếp) Phạm vi áp dụng:  Người lao động;  Khách hàng;  Chủ sở hữu;  Đối tác;  Cộng đồng;  Chính phủ Nguồn gốc của đạo đức kinh doanh  Đạo đức trong kinh doanh thường xuất phát từ sự mâu thuẫn hay tự mâu thuẫn. Mâu thuẫn xuất hiện trong mỗi con người (tự mâu thuẫn), giữa những người hữu quan bên trong như chủ sở hữu, người quản lý, người lao động hoặc với những người bên ngoai như: Khách hàng, đối tác – đối thủ hay cộng đồng, xã hội.  Các khía cạnh mâu thuẫn: + Mâu thuẫn về triết lý: + Mâu thuẫn về quyền lực + Mâu thuẫn trong sự phối hợp + Mâu thuẫn về lợi ích 3.1.3 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility) là cam kết của công ty đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: