Thông tin tài liệu:
I. Đại cương Vẩy nến là một bệnh da mạn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh rất thường gặp, chiếm 2-3% dân số thế giới. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuôc. Các thuốc điều trị vẩy nến hệ thống trước đây như methotrexate, cyclosporin và retinoids có nhiều độc tính và tác dụng phụ nên người thầy thuốc cần phải theo dõi sát những bệnh nhân sử dụng các thuốc này.Nguyên nhân của vẩy nến hiện...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vẩy nến (Kỳ 1) Bài giảng Vẩy nến (Kỳ 1) I. Đại cương Vẩy nến là một bệnh da mạn tính do viêm và chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.Bệnh rất thường gặp, chiếm 2-3% dân số thế giới. Hiện nay, có rất nhiều phươngpháp điều trị nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụngthuôc. Các thuốc điều trị vẩy nến hệ thống trước đây như methotrexate,cyclosporin và retinoids có nhiều độc tính và tác dụng phụ nên người thầy thuốccần phải theo dõi sát những bệnh nhân sử dụng các thuốc này. Nguyên nhân của vẩy nến hiện nay được chứng minh có liên quan đến đápứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Vì vậy, các thuốcđiều chỉnh miễn dịch chọn lọc với độc tính ít hơn được xem như một thế hệ trị liệumới trong việc kiểm soát và chữa lành vẩy nến. II. Nhắc lại các yếu tố liên quan đến vẩy nến Yếu tố di truyền: Có hai kiểu bệnh rõ ràng trong vẩy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởiphát muộn. Vẩy nến khởi phát sớm thường gặp ở độ tuổi 16-22. Loại này có diễntiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân. Loại này có liên quan mạnh đếntính di truyền. Trái lại, vẩy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi 57-60. Loại nàythường nhẹ và khu trú. Loại này thường ít có liên quan mạnh với tính di truyềnnhư loại khởi phát sớm. Yếu tố ngoại sinh: Nhiều yếu tố môi trường cũng góp phần trong sinh bệnh học của vẩy nến.Các yếu tố ngoại sinh như chấn thương, stress, bỏng nắng, phẫu thuật, thuốc vànhiễm trùng làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng.Các yếu tố này còn làm bệnh nặng thêm hoặc tái phát nặng nề. III. Sinh bệnh học miễn dịch của vẩy nến Vẩy nến được xem như một tình trạng tăng sinh quá mức của cáckeratinocyte ở thượng bì dưới sự kích thích của các lymphocyte ở bì. Cơ chế chínhxác và dây chuyền tương tác giữa các keratinocyte và các tế bào miễn dịch vẫnchưa được hiểu một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy các tế bào T hoạt hóa là những chấtđiều chỉnh miễn dịch chủ yếu trong sinh bệnh học của vẩy nến. Thoạt đầu, các tế bào T hoạt hóa xâm nhập vào lớp bì ở vùng da tổn thươngnhờ các phân tử kết dính tế bào và cytokine tiền viêm interleukin-8 (IL-8). Đa sốtế bào T ở thượng bì là loại CD4+helper. Các tế bào T bị kích hoạt bởi các tế bào nhận diện kháng nguyên. Quá trìnhnày sản xuất ra nhiều loại cytokine. Các tế bào T sản xuất IL-2 và interferon-y(INE-y) được gọi là tế bào Th1 và miễn dịch trung gian tế bào. Ngược lại, các tế bào T sản xuất IL-4, IL-5 và IL-10 được gọi là các thế bàoTh2 và góp phần trong miễn dịch cơ thể. Các cytokime Th1 là những chất tiềnviêm, còn các cytokine Th2 là những chất chống viêm. Trong vẩy nến, loại Th1chiếm ưu thế còn Th2 ít hơn. IV. Mục tiêu điều trị hiện nay Mục tiêu điều trị hiện nay Mục tiêu điều trị bệnh vẩy nến hiện nay chủ yếu dựa vào những điểm chínhsau: - Ngăn cản sự xâm nhập của các tế bào T hoạt hóa từ tế bào nội môvào thượng bì và bì; - Ngăn cản quá trình sản xuất cytokine Th1; - Trực tiếp kháng lại các đáp ứng của cytokine Th1; Vẩy nến hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ làm giảm, sạchthương tổn và kéo dài thời gian tái phát. Có nhiều phương pháp điều trị và dựa vàotuổi, phái, dạng lâm sàng, vị trí sang thương cũng như sự lan tỏa của bệnh. Điều trị tại chỗ thường được sử dụng trong vẩy nến mức độ nhẹ và trungbình. Vẩy nến mức độ trung bình và nặng có thể phải sử dụng quang trị liệu hoặcthuốc hệ thống.