Danh mục

BÀI GIẢNG VỀ CÔNG NGHỆ THỦY TINH part 4

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.96 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tuy nhiên điều đó khó có trong thực tế, vì vậy người ta tìm cách khử sắt theo 2 phương pháp : Khử màu hóa học và khử màu vật lí. Hợp chất côban Khi Co2+ ở vị trí tạo hệ trong cấu trúc, nghĩa là có 4 ôxy quây quanh tạo [CoO4]thì cho màu xanh dương. Khi nó ở vị trí biến hệ, nghĩa là có số phối trí bằng 6 thì cho màu hồng. Ở 2 trạng thái này coban không chỉ cho màu khác nhau mà cường độ màu cũng khác nhau....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG VỀ CÔNG NGHỆ THỦY TINH part 4 31liệu gần như không có sắt . Tuy nhiên điều đó khó có trong thực tế, vì vậy người ta tìm cáchkhử sắt theo 2 phương pháp : Khử màu hóa học và khử màu vật lí. Hợp chất côban Khi Co2+ ở vị trí tạo hệ trong cấu trúc, nghĩa là có 4 ôxy quây quanh tạo [CoO4]thì cho màuxanh dương. Khi nó ở vị trí biến hệ, nghĩa là có số phối trí bằng 6 thì cho màu hồng. Ở 2 trạng tháinày coban không chỉ cho màu khác nhau mà cường độ màu cũng khác nhau. Tâm màu xanh dươnggây màu mạnh đến nỗi cứ có một lượng nhỏ nhóm [CoO4] trong thủy tinh thì màu hồng của phức[CoO6] bị che lấp . Khi ở vị trí biến hệ, Co2+ chiếm chỗ của Na+, Ca2+.Vai trò của nó như kiềm. Để chiếm vị trítạo hệ cần phải có ôxyt kiềm trong thủy tinh silicat hay borat để chúng cung cấp ôxy cần thiết tạonhững [CoO4]. K2O tác dụng mạnh hơn Na2O và Na2O mạnh hơn Li2O vì bán kính lớn hơn và thếnăng thấp. Trong thủy tinh hay trong men sứ, men tráng kim loại ta hay gặp Côban cho màu xanh dươnggọi là xanh Côban. Màu của Côban bền, không phụ thuộc vào chế độ nấu. Để có màu hơi xanh chỉcần dùng 0,002% CoO, để có màu xanh đậm cần dùng 0,1 – 1%. Nguyên liệu cung cấp CoO: Co3O4, Co2O3, CoO. Dùng chung với muối Crôm và đồng có thểcho một dải màu xanh khá rộng. Niken Màu của niken không phụ thuộc vào điều kiện nấu mà phụ thuộc vào thành phần thủy tinh cơsở. Trước tiên là vào loại và lượng ôxyt kiềm. Thủy tinh kali, niken cho màu tím còn thủy tinhnatri cho màu nâu vàng. NiO từ lâu được coi là chất khử màu, nó được sử dụng khử màu phalê hệ K2O-CaO-SiO2 rấtthành công. Niken còn khử màu tốt cho phalê hệ K2O-PbO-SiO2 nhưng sẽ tác dụng xấu khi khử màuphalê hệ Na2O-K2O-SiO2. Dùng NiO kết hợp các ôxyt khác như Fe2O3, CoO, Cr2O3 tạo các hệ màu Fe2O3-CoO-NiO ;Cr2O3-NiO-CoO để sản xuất thủy tinh màu khói hay dùng làm kính bảo vệ mắt trước các bức xạmạnh (trong hệ màu này chỉ được một ôxyt thay đổi hóa trị theo điều kiện nấu ) Người ta nghiên cứu nhiều về sự phát màu của niken và thấy rằng: Niken đưa vào thủy tinhsẽ tạo ra 2 loại tâm màu, cả 2 đều chứa Ni2+ nhưng khác nhau về số ôxy bao quanh. Ni2+ có số phốitrí 4 chiếm vị tí tạo hệ -vị trí của Si – cho màu tím và Ni2+ có số phối trí 6 thì chiếm vị trí biến hệ - vịtrí của kiềm- cho màu vàng.Giữa 2 tâm màu một cân bằng được thiết lập tùy thuộc vào nhiệt độ ,thành phần thủy tinh gốc và lịch sử nhiệt.Khi gia tăng nhiệt độ, số ôxy bao quanh giảm và tâm màuvàng đổi thành tâm màu tím, điều này có nghĩa là Ni2+ có nhiều khả năng tạo thành nhóm [NiO4]giống như một phần của hệ [SiO4]. Quá trình này thuận nghịch nhưng sự sắp xếp nguyên tử thì cầncó thời gian nên nếu làm lạnh thủy tinh đủ nhanh thì trạng thái cân bằng ở nhiệt độ cao vẫn cònđược giữ lại. Ảnh hưởng của thành phần hóa thủy tinh gốc lên màu sắc của niken có thể giải thích trên cơsở sự tranh chiếm ôxy của các cation. Trong loạt silicat Li+, Na+, K+, Rb+ ; ion Ni2+ thay đổi số phốitrí từ 6 sang 4 dễ dàng nhất ở silicat Rubidi rồi đến silicat kali. Do Rb+ có bán kính lớn , tác dụng lựchút yếu nên Ni2+ có nhiều khả năng lấy ôxy để thành lập [NiO4]. Khi kích thước ion kiềm giảm vàthế năng của chúng tăng lên thì niken gặp khó khăn trong việc giữ vị trí tạo hệ của mình. Từ một tâmmàu của phức phối trí 4 nó chuyển sang vị trí biến hệ, tách các ôxy bao quanh một khoảng xa hơn.Sau cùng trong thủy tinh liti không hề thấy có một nhóm [NiO4] nào cả. Nồng độ niken tăng cũng làm dịch chuyển cân bằng sang tâm màu tím. Màu của đồng CuO cho thủy tinh màu xanh da trời ánh xanh non gọi là màu akvamarin. Màu này khác vớimàu tạo bởi Coban. Thủy tinh nhuộm màu bởi coban cho qua không chỉ tia tím, tia xanh mà cả tiađỏ, do vậy kết quả cho màu xanh ánh tím. Thủy tinh nhuộm màu bởi Cu2+cho qua tốt tia xanh nước 32biển, xanh lá cây, hấp thụ tốt tia vàng tia cam mà đặc biệt là tia đỏ cho nên akvamarin là màu giữaxanh nước biển và xanh lá cây. Trong thủy tinh sẽ tồn tại cân bằng giữa 2 loại Cu2+ và Cu+ . Cân bằng này chịu ảnh hưởngcủa hàng loạt yếu tố, trước tiên là điều kiện nấu và thành phần thủy tinh cơ sở. Các hợp chấtmangan và crôm có tác dụng ôxy hóa tạo màu akvamarin của Cu2+, ngược lại tác dụng khử của ôxytsắt , asen , antimoan , lưu huỳnh và hợp chất hữu cơ làm giảm màu akvamarin. Thủy tinh cơ sở làthủy tinh natri cho màu thẫm hơn còn thủy tinh kali cho màu xanh non hơn. Trong dãy các ôxytCaO-BaO-PbO-ZnO-B2O3 có tác dụng hướng xanh non theo chiều đến B2O3. Cường độ màu củađồng yếu . Để đạt được cường độ màu như ở coban thì phải dùng lượng đồng nhiều gấp 30 lần.Đểnấu màu akvamarin dùng 0,5-1,5 kg CuO/100kg cát. Để có được màu xanh skalice ( màu của muốisulfat đồng ngậm 5 phân tử nước) phải dùng đến 1-2kg CuO/100kg cát. Công nghệ nấu thủy tinh màu akvamarin hơi khó,nhiệt ...

Tài liệu được xem nhiều: