Danh mục

BÀI GIẢNG VỀ CÔNG NGHỆ THỦY TINH part 8

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.99 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

tạo ra monosacharit có gốc –CHO. (CnH2nOn ) + H+  Muốn quá trình tráng Bạc thêm nhanh thêm tốt, ta gia công sơ bộ bề mặt thuỷ tinh bằng dung dịch clorua thiếc II (SnCl2.H2O), trên mặt thuỷ tinh sẽ có những ion thiếc, sản phẩm của quá trình thuỷ phân SnCl2 là: SnCl2 + 2H2O → Sn(OH)2 + 2HCl Hydroxit nằm trong dung dịch thiếc ở trạng thái keo, phân bố thành lớp hấp thụ đều đặn ở trên bề mặt thuỷ tinh. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG VỀ CÔNG NGHỆ THỦY TINH part 8 71 • Tác dụng của NaOH: + Cung cấp OH‾ để phản ứng sau: NH3 + H2O ↔ OH‾ + NH4+ về bên trái. + Cung cấp OH‾ để tạo ra AgOH Chất khử (cung cấp e): Là nhóm –CHO, thường dùng là đường. to (CnH2nOn ) + H+   tạo ra monosacharit có gốc –CHO.  Muốn quá trình tráng Bạc thêm nhanh thêm tốt, ta gia công sơ bộ bề mặt thuỷ tinh bằng dungdịch clorua thiếc II (SnCl2.H2O), trên mặt thuỷ tinh sẽ có những ion thiếc, sản phẩm của quá trìnhthuỷ phân SnCl2 là: SnCl2 + 2H2O → Sn(OH)2 + 2HCl Hydroxit nằm trong dung dịch thiếc ở trạng thái keo, phân bố thành lớp hấp thụ đều đặn ởtrên bề mặt thuỷ tinh. Phân tử Sn(OH)2 có tác dụng khử, nó rút ngắn quá trình tráng bạc rất nhiều vàcùng với chất khử nó đưa phản ứng đến cùng.8.8.3. QUY TRÌNH TRÁNG BẠC Gồm có 4 bước: • Bước 1: Chuấn bị bề mặt thuỷ tinh, chất lượng của quá trình tráng bạc phụ thuộc vào rấtnhiều khâu này. + Đánh nhẵn bề mặt thuỷ tinh + Tẩy sạch các chất béo, chất hữu cơ có trên bề mặt thuỷ tinh bằng HNO3 hoặc bằng hỗn hợpaxit sunfurit và Bicromatkali (H2SO4 + K2Cr2O7) + Tẩy sạch lưu huỳnh bằng dung dịch SnCl2 0.05 – 0.1 % + Sau các quá trình rửa, bề mặt của thuỷ tinh hoàn toàn thấm ướt chất lỏng và cho đến khitráng bạc, thuỷ tinh luôn luôn được ngâm trong nước cất. • Bước 2: Chuẩn bị dung dịch tráng bạc: + Bình 1: Hoà tan AgNO3 vào trong nước cất vừa khuấy vừa cho NH4OH vào cho đến khi cóxuất hiện kết tủa đỏ thì thêm NH4OH vào cho đến hết. + Bình 2: Hoà tan NaOH vào 1 lít nước rồi sau đó cho bình 1(không đươc đổ ngược lại). + Bình 3 : Hoà đường trong nước rồi cho H2SO4 vào hoà tan sau đó đun sôi khoảng 30 phút. • Bước 3: Tráng Bạc. + Với sản phẩm bề mặt lớn phải bê bờ bằng sáp ong, parafin, sau đó trộn các dung dịch phủlên bề mặt cần tráng dày 1cm, để vài phút cho lớp bạc dày dần sau đó để dung dịch thừa ra rồi rửathuỷ tinh bằng nước cất hay bằng dung dịch etylic rồi để khô (dung dịch thừa thu hồi). + Đối với sản phẩm rỗng thì cho dung dịch bạc vào trước sau đó đưa trực tiếp dung dịch khửvào rồi đưa lên máy lắc đều sau một thời gian nhất định thì đổ dung dịch thừa ra rửa bằng nước cấtvà để khô. • Bước 4: Gia công bảo vệ lớp bạc . + Muốn bảo vệ lớp bạc cần phải phủ một lớp sơn bảo vệ. Trong một vài trường hợp, thoạt tiêntráng một lớp đồng theo phương pháp điện ly và sau đó mới sơn để tránh các tạp chất có hại trongsơn, đặc biệt là tạp chất lưu huỳnh nó có thể làm hại đến lớp bạc . + Những gương có lớp đồng phủ ngoài lớp bạc có nhược điểm là hệ số giản nở nhiệt của đồngvà bạc khác nhau, khi sử dụng trong điều kiện nhiệt độ thay đổi có điều bất lợi vì lớp đồng sẽ bị bócra khỏi lớp bạc, gương bị hỏng. Nên tốt nhất dùng sơn chứa ít tạp chất lưu huỳnh. + Hoặc dùng phản ứng sau: CuSO4 + Zn = ZnSO4 + Cu8.9 TRANG TRÍ BẰNG MEN MÀU VÀ KHUẾCH TÁN ION8.9.1. TRANG TRÍ BẰNG MEN MÀU Khái niệm chung 72 Men màu là thuỷ tinh màu dễ chảy hay thuỷ tinh dễ chảy trộn với chất màu sau đó dùngchất kết dính và chất pha loãng tạo thành hồ màu ta có thể vẽ, in lụa, phun trên bề mặt sản phẩm sauđó sấy và nung. Men màu gồm có ba thành phần chính: Chất chảy, chất gây đục, chất nhuộm màu. + Chất chảy hay còn gọi là chất trợ dung: Chính là thuỷ tinh không màu dễ chảy. Nếu chất gâymàu hoà tan hoàn toàn trong nó sẽ cho màu trong và ngược lại nếu hoà tan một ít hoặc không hoà tantrong nó thì cho màu đục. + Chất gây đục: Làm đục chất chảy do nó tồn tại dưới dạng vi tinh thể có chiết suất khác vớichất chảy. Thường dùng là SnO2, ZnO, CeO2, TiO2. + Chất gây màu: Là các oxyt kim loại đơn hoặc kép dạng spinel (MeO.Me2O3). Các ôxyt kimloại đơn thường dễ tan trong chất chảy nên cho màu trong. Còn các ôxyt kim loại kép ít tan trong chấtchảy nên cho màu đục. Một số chất gây màu hay dùng: - Xanh nước biển: CoO, CoO.Al2O3 - Xanh lá cây : Cr2O3, Cr2O3.ZnO - Màu đỏ : CdS_CdSe - Màu vàng : CdS Tổng hợp men màu Theo hai hướng sau: 1- Frit (quá trình nấu chảy trước) phối liệu chất chảy cùng chất nhuộm màu. Trường hợp nàythường đạt men màu trong nếu không có chất gây đục. 2- Frit phối liệu chất chảy riêng (sau khi frit phải qua sấy, nghiền mịn, sàng) rồi sau đó trộnvới chất nhuộm màu. Chất kết dính và chất pha loãng Chất kết dính hay chất liên kết là những hợp chất hữu cơ có thể liên kết bột mịn lại và có thểcháy hết ở nhiệt độ < 450oC (nhựa thông, dầu thực vật,…). Chất pha loãng là những dung môi nhẹ dễ bay hơi được sản xuất từ các loại dầu thực vật bằngcách chiết, ép, chưng. Men màu sau khi tổng hợp ...

Tài liệu được xem nhiều: