Mục tiêu Bài giảng Vệ sinh vô khuẩn dụng cụ nhằm giúp người học phân loại và nhận biết được các nhóm dụng cụ trong bệnh phòng, trình bày được phương pháp xử lý và bảo quản dụng cụ theo nhóm, phân biệt được các khái niệm khử nhiễm, làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn, vô khuẩn, sát khuẩn và phương pháp thực hiện và trình bày được 10 nguyên tắc vô khuẩn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vệ sinh vô khuẩn dụng cụ - GV. Vũ Văn Tiến TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI BỘ MÔN ĐIỀU DƢỠNGVỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ GV. VŨ VĂN TIẾNMục tiêu học tập Phân loại và nhận biết được các nhóm dụng cụ trong bệnh phòng Trình bày được phương pháp xử lý và bảo quản dụng cụ theo nhóm Phân biệt được các khái niệm khử nhiễm, làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn, vô khuẩn, sát khuẩn và pp thực hiện. Trình bày được 10 nguyên tắc vô khuẩnVỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ ĐẠI CƢƠNG Trong thực hành nghề nghiệp hàng ngày của mình, người điều dưỡng không thể không sử dụng đến các phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị… khi can thiệp, chăm sóc người bệnh Nếu như việc sử dụng tùy tiện, không phân biệt được từng loại dụng cụ để xử lý và tái sử dụng thì thật là nguy hại. VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ Dụng cụ y tế là những vật dụng hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ y tế trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân. Việc sử dụng đúng mục đích và xử lý bảo quản đúng kỹ thuật có một tầm quan trọng đặc biệt, cụ thể là: Đảm bảo được vệ sinh vô khuẩn, tránh lây nhiễm chéo từ dụng cụ Kéo dài tuổi thọ của dụng cụ, giảm ngân sách Đạt hiệu quả cao trong khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ PHÂN LOẠI DỤNG CỤ THÔNG THƢỜNG TRONG BV1. Phân loại theo thành phần vật liệu2. Phân loại theo nguy cơ nhiễm khuẩn VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ PHÂN LOẠI DỤNG CỤ THEO THÀNH PHẦN VẬT LIỆU1. Dụng cụ kim loại: Sắt tráng men Kim loại không rỉ: Inox, nhôm, thép không rỉ…2. Dụng cụ thủy tinh3. Dụng cụ bằng nhựa, cao su, plastic4. Dụng cụ bằng bông vải VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ PHÂN LOẠI DỤNG CỤ THEO NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN1. Dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm thấp2. Dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm trung bình3. Dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm cao VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ DỤNG CỤ CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM THẤP Là các dụng cụ tiếp xúc với vùng da nguyên vẹn của cơ thể bao gồm: Đồ chơi ở các khoa nhi, vật lý trị liệu Các dụng cụ ăn uống như chén, bát, đũa, mâm… Các dụng cụ vệ sinh: Bô, vịt, ống, cốc, khay, bồn hạt đậu đựng chất tiết… Chỉ cần thực hiện các biện pháp khử khuẩn mức độ thấp rồi tái sử dụng. VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ DỤNG CỤ CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM TRUNG BÌNH Là các dụng cụ không đi xuyên qua da, không đi vào các khoang vô khuẩn, chúng chỉ tiếp xúc với niêm mạc và da không nguyên vẹn bao gồm dụng cụ hô hấp, dụng cụ đặt vào đường tiêu hóa như: Ống thông đặt vào đường tiêu hóa Ống nối của các máy hút đàm, máy thở, thở oxy, bóp bóng, mặt nạ thở…. Cần thực hiện các biện pháp khử khuẩn mức độ cao rồi tái sử dụng. VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ DỤNG CỤ CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO Là các dụng cụ đi xuyên qua da, hoặc đi vào các khoang vô khuẩn của cơ thể, hoặc tiếp xúc với các vùng da không lành lặn của cơ thể bao gồm 2 nhóm dụng cụ: Dụng cụ tiệt khuẩn đóng gói dùng 1 lần: ống thông, bơm kim tiêm, gant tay… Các dụng cụ tiệt khuẩn tái sử dụng: Kềm, kéo, dao mổ, khăn áo nhà mổ Thực hiện các biện pháp tiệt khuẩn để xử lý và tái sử dụng. VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ NHỮNG KHÁI NIỆM1. KHỬ KHUẨN ( Disinfection): khử khuẩn là quá trình làm giảm thiểu số lượng vi sinh vật (104-5 số mầm bệnh) trên dụng cụ đến mức không gây nguy hiểm đến sức khỏe2. TIỆT KHUẨN (Sterilization): Tiệt khuẩn là quá trình tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật, kể cả bào tử trên dụng cụ.3. VÔ KHUẨN (Sterile): Vô khuẩn có thể được định nghĩa là các nỗ lực nhằm giữ nguyên tình trạng của dụng cụ sau khi đã khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn đúng cách, hay nói cách khác là không làm nhiễm bẩn thêm. VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ NHỮNG KHÁI NIỆM1. KHỬ NHIỄM (tẩy uế) ( Decontamination): Là bước đầu tiên của quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ. Quá trình này làm kiềm khuẩn, giảm độc tính và chỉ tiêu diệt được một số vi sinh vật có hại. Do vậy khử nhiễm chỉ mang chỉ mang tính chất làm giảm khả năng lây nhiễm từ dụng cụ bẩn.2. LÀM SẠCH (Cleaning): Là quá trình đào thải các vật lạ (đất, chất hữu cơ, vi sinh vật…) ra khỏi dụng cụ bằng động tác cọ rửa. Kết quả là mắt thường không nhìn thấy vết bẩn trên bề mặt dụng cụ3. SÁT KHUẨN (Aseptic): là quá trình làm suy yếu, bất hoạt và tiêu diệt VSV trên mô sống VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ KHỬ NHIỄM (tẩy uế) (Decontamination)1. Mục đích: Giảm số lượng vi sinh vật trên dụng cụ (khoảng 103 số mầm bệnh) Giảm khả năng lây nhiễm cho người cọ rửa Giảm khả năng lây nhiễm nguồn nước thải ra môi trường Giúp cho việc cọ rửa dễ dàng hơn VỆ SINH VÔ KHUẨN DỤNG CỤ KHỬ NHIỄM (tẩy uế) (Decontamination)1. Phương pháp thực hiện: (sử dụng hóa chất diệt khuẩn) ...