Thông tin tài liệu:
Vai trò của cảm giác: -Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người. -Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn. -Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não -Cảm giác là con đường nhận thức hiện tượng khách quan đặc biệt của người khuyết tật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng về Tâm lý học: Chương 4. Hoạt động nhận thức - TS. Trần Thanh Toàn
CHƯƠNG 4
HOẠT ĐỘNG
NHẬN THỨC
I.NHẬN THỨC CẢM TÍNH
1.Khái niệm chung về cảm giác và tri giác
1.1.Định nghĩa về cảm giác và tri giác
Cảm giác Tri giác
Quá trình tâm lý Quá trình tâm lý
Phản ánh một cách riêng lẻ Phản ánh trọn vẹn các thuộc
từng thuộc tính của sự vật tính bề ngoài của sự vật và
và hiện tượng hiện tượng
Khi sự vật và hiện tượng trực tiếp Khi sự vật và hiện tượng trực
tác động vào giác quan tương ứng tiếp tác động vào con người
1.1. Cảm giác là gì?
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh t ừng
thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tuợng đang
trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
1.2. Đặc điểm của cảm giác
- Là một quá trình tâm lý
- Phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
- Phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể
2. Các loại cảm giác
- Cảm giác nhìn
- Cảm giác nghe
- Cảm giác ngửi
- Cảm giác nếm
-Cảm giác da
(đụng chạm, nén, nóng, lạnh, đau)
Các loại tri giác
-Phân loại theo cơ quan phân tích: tri giác nhìn, tri giác nghe,
tri giác sờ mó.
-Phân loại theo đối tượng phản ánh: tri giác không gian, tri
giác thời gian, tri giác vận động, tri giác con người.
3.Vai trò của cảm giác:
-Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người.
-Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức
nhận thức cao hơn.
-Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái
hoạt động của vỏ não
-Cảm giác là con đường nhận thức hiện tượng khách quan
đặc biệt của người khuyết tật.
Vai trò của tri giác:
-Tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính
-Tri giác là điều kiện quan trọng để định hướng hành
vi và hoạt động của con người với môi trường
xung quanh
-Quan sát là hình thức tri giác cao nhất, tích cực, chủ
động và có mục đích của con người
4.Các qui luật cơ bản của cảm giác
4.1.Quy luật ngưỡng cảm giác
-Kích thích chỉ gây ra cảm giác khi kích thích đó đạt tới
một giới hạn nhất định.
-Cảm giác có 2 ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía dưới và
ngưỡng cảm giác phía trên. Phạm vi giữa 2 ngưỡng cảm
giác đó gọi là vùng cảm giác tốt nhất (ánh sáng, âm
thanh)
-Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ của 2 kích
thích khác nhau đủ để phân biệt gọi là ngưỡng sai biệt.
4.2.Quy luật thích ứng của cảm giác
-Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích
thích: tăng hoặc giảm độ nhạy cảm.
-Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác,
nhưng mức độ thích ứng khác nhau.
-Khả năng thích ứng của cảm giác có thể phát triển do
hoạt động và rèn luyện.
Quy luật tác động lẫn nhau của các cảm giác
-Cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua
lại lẫn nhau, có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp.
Lạnh Nóng Nóng hơn
Ngọt Chua Chua hơn
5.Quy luật của tri giác
5.1.Quy luật về tính đối tượng của tri giác
Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng
thuộc về sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài.
+Một mặt phản ánh đặc điểm đối tượng
+Mặt khác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan
5.2.Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả
các SVHT đang trực tiếp tác động, mà chỉ tách ra một số tác
động để tri giác.
5.3.Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác
Các hình ảnh của tri giác luôn có một ý nghĩa nhất định.
Khi tri giác con người luôn dùng kinh nghiệm, vốn hiểu biết
của mình để gọi tên SVHT, xếp nhóm, phân loại SVHT đó.
5.4.Quy luật về tính ổn định của tri giác
-Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện
tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.
-Do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh, vốn kinh
nghiệm của con người về đối tượng.
-Tính ổn định của tri giác không do bẩm sinh mà có, chủ yếu
được hình thành trong đời sống cá thể, với điều kiện hoạt
động thực tiễn của con người
5.5.Quy luật tổng giác
-Tri giác của con người còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể
tri giác: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, mục đích, động cơ,
…
-Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con
người, vào đặc điểm nhân cách được gọi là tổng giác.
5.6.Quy luật ảo giác
Trong những điều kiện thực tế xác định, tri giác không cho ta
hình ảnh đúng về sự vật. Hiện tượng này gọi là ảo giác thị
giác.
II.TRÍ NHỚ
Luyện tập ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy
1. Định nghĩa trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những
kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình thức biểu
tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau
đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác,
xúc cảm, hành động hay suy nghĩ trước đây.
Phân biệt trí nhớ với cảm giác, tri giác
TRÍ NHỚ CẢM GIÁC, TRI GIÁC
Phản ánh sự vật, hiện tượng Phản ánh sự vật, hiện
đã tác động vào giác quan tượng đang trực tiếp tác
trước đây. động vào giác quan.
Sản ...