Thông tin tài liệu:
Bài giảng Vi mạch số: Phần 3 của tác giả Ngô Văn Bình hướng đến tóm tắt hướng dẫn sử dụng các phần cấu trúc và cú pháp về các phát biểu, khai báo, chỉ dẫn… chủ yếu nhất để phục vụ cho cách lập trình cho vi mạch GAL và cách lập trình cho các vi mạch ứng dụng trong mạch sau này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vi mạch số: Phần 3 - Ngô Văn Bình Bài giảng Vi mạch số Biên soạn Ngô Văn Bình Phần 3: TÓM TẮT HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGÔN NGỮ ABEL Ngôn ngữ ABEL (Advanced Boolean Equation Language) là một trong nhữngngôn ngữ lập trình rất mạnh cho PLD bao gồm cả phần lập trình mô phỏng và tạo filefuslemap (cầu chì) đốt PLD. Trong bài này chỉ tóm tắt hướng dẫn sử dụng các phầncấu trúc và cú pháp về các phát biểu, khai báo, chỉ dẫn… chủ yếu nhất để phục vụ chocách lập trình cho vi mạch GAL và cách lập trình cho các vi mạch ứng dụng trongmạch sau này. Để hiểu sâu hơn về ngôn ngữ này, người học nên cần tham khảo thêmcác tài liệu khác hoặc phần help trong ngôn ngữ.3.1 CẤU TRÚC VÀ CÚ PHÁP: 3.1.1 CÁC PHÁT BIỂU (STATEMENT) 1. Phát biểu Module: Cú pháp: module modname [(dummy_arg[,….])] Modname là một danh hiệu hợp lệ được đặt làm tên gọi cho module chươngtrình. Danh hiệu hợp lệ là một chuỗi dài tối đa 31 ký tự (chữ cái, chữ số, dấu gạch dưới_), được bắt đầu bằng chữ cái hay dấu gạch dưới _ Danh hiệu phân biệt chữ hoa haychữ thường. Dummy _ arg (có thể có) là một thông số hình thức (tương tự như thông số hìnhthức của các procedure ngôn ngữ cấp cao). Mục đích - cách dùng: Phát biểu module xác định chỗ bắt đầu của một module và phải có phát biểu endđể xác định chỗ kết thúc của module. Một file chương trình có thể có một hoặc nhiều module (tương tự như trong ngônngữ hợp dịch). Ví dụ: MODULE My _ Example . . . END My _ Example Module có tên là My _ Example và phát biểu END My _ Example kết thúcmodule này. Trong module này không sử dụng thông số hình thức. Ví dụ: MODULE My _ Example (A,B) . . . C= A+B Trang 87 Bài giảng Vi mạch số Biên soạn Ngô Văn Bình END My _ Example Trong module này có sử dụng hai thông số hình thức A và B, biểu thức C = A + B, với A, B được trả về giá trị thực (từ module khác) khi biên dịch. 2. Phát biểu title: Cú pháp: title string String là một chuỗi ký tự nằm trong hai dấu nháy đơn () Mục đích - cách dùng: Phát biểu title dùng để đặt cho một module một cái tiêu đề để minh họa đặcđiểm chức năng chẳng hạn. Chuỗi ký tự đặt tiêu đề sẽ xuất hiện trong cả file dữ liệu vàfile fusemap sau khi biên dịch. Sử dụng phát biểu title là tùy chọn (không nhất thiết phải có). Ví dụ: Module EXO Title 3 - 8 line decoder using GAL 16V8. 3. Phát biểu equations: Cú pháp: equations Mục đích - cách dùng: Phát biểu equations định chỗ bắt đầu của một hay một nhóm biểu thức Boolebiểu diễn hàm logic ngõ ra theo ngõ vào: Sau mỗi biểu thức phải có dấu chấm phẩy (;) Ví dụ: Equations A= B&C; [W,Y] = 3 ; !F = B = = C ; 4. Phát biểu Truth _ table: Cú pháp: Truth _ table (inputs -> outputs) hay truth _ table (inputs : > reg _ outs) hay truth _ table (inputs: > reg _ outs -> outputs) Inputs : là các ngõ vào của hàm logic Outputs : là các ngõ ra của hàm logic Reg _ outs : là các ngõ ra của các thanh ghi (FF) Dấu -> : biểu diễn hệ tổ hợp Dấu : > : biểu diễn hệ tuần tự Mục đích - Cách dùng: Truth _ table trình bày bảng sự thật minh họa hoạt động của hàm logic hoặc hệlogic cần thiết kế. Trang 88 Bài giảng Vi mạch số Biên soạn Ngô Văn Bình Các bảng sự thật có thể thay thế hoặc bổ sung thêm cho các biểu thức (trongequations) hay sơ đồ trạng thái (trong state _ dragram) Ví dụ: Truth _ table ([A,B] -> C)) [0,1] -> 1 ; [1,0] -> 1 ; [1,1] -> 0 ; [0,0] -> 0 ; Rõ ràng truth _ table ở trên biểu diễn biểu thức C = A + B 5. Phát biểu state _ diagram: Cú pháp: state _ diagram state variables state state _ exp : [equations] ; . ...