Danh mục

BÀI GIẢNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 526.96 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại cương: - Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA) là một bệnh lý khớp mãn tính thường gặp, đồng thời là một bệnh tự miễn điển hình với các biểu hiện toàn thân, tại khớp và ngoài khớp ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề cần điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để hạn chế tàn phế
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP BÀI GIẢNG VIÊM KHỚP DẠNG THẤP1. Hành chính1.1. Tên bài giảng: Viêm khớp dạng thấp1.2. Đối tượng: Y6N1.3. Số lượng:1.4. Thời gian: 2 tiết1.5. Địa điểm: Khoa Y1.6. Giảng viên: Ths. Trịnh Kiến Trung1.7. Bộ môn: Nội2. Mục tiêu2.1. Nắm vững sinh bệnh học viêm khớp dạng thấp.2.2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng viêm khớp dạng thấp.2.3. Kể tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp.2.4. Biết được điều trị và tiên lượng viêm khớp dạng thấp.3. Nội dung3.1. Đại cương: - Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA) là một bệnh lý khớpmãn tính thường gặp, đồng thời là một bệnh tự miễn điển hình với các biểu hiệntoàn thân, tại khớp và ngoài khớp ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp,gây hậu quả nặng nề cần điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trịhữu hiệu để hạn chế tàn phế. - Biểu hiện đặc trưng cuả bệnh: là hiện tượng viêm màng hoạt dịch ăn mòn ởcác khớp ngoại biên, đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, xu hướng tăngdần, dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp vàmất chức năng vận động cuả khớp. - Viêm khớp dạng thấp đã biết từ hồi Hypocrate, nhưng mãi đến những nămgần đây mới thống nhất được tên gọi, tiêu chuẩn chẩn đoán và cơ chế bệnh sinh.Bệnh có nhiều tên gọi: goute suy nhược tiên phát (Beauvais A.L:1800), bệnh khớpCharcot (Charcot:1853), thấp khớp teo đét (Sydenham:1883), viêm khớp dạng thấp(Garrod:1890), viêm đa khớp mạn tính tiến triển, viêm đa khớp nhiễm khuẩn khôngđặc hiệu. Ngày nay, đa số các nước trên thế giới đều gọi là viêm khớp dạng thấp. ỞViệt Nam, hội nghị toàn quốc lần thứ 2 về các bệnh thấp khớp học tại Đà Lạt tháng3/1996 đã thống nhất tên gọi viêm khớp dạng thấp trong toàn quốc và được sử dụngchính thức trong giảng dạy tại các trường đại học y khoa - Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 75%. Lứa tuổi thường gặp nhất: từ 30 -60 tuổi. - Tỷ lệ mắc bệnh : Trên thế giới : 1 – 3 % dân số người lớn (>15 tuổi). Ở Việt nam : 0,55 % dân số người lớn (>15 tuổi). - Số người mắc bệnh hàng năm: 25- 30 người/ 100.000 dân/ năm. - Khoảng 50% bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảm tuổithọ.3.2. Sinh bệnh học: - Nguyên nhân của bệnh hiện còn chưa rõ - Cơ chế bệnh sinh: Cơ địa – Rối loạn đáp ứng miễn dịch – Nhiễm khuẩn Các yếu tố có vai trò đặc biệt trong việc khởi phát và duy trì bệnh VKDT :  Cơ điạ (tuổi, giới và HLADR4)  Miễn dịch qua trung gian tế bào (Vai trò cuả Lympho T)  Miễn dịch dịch thể (Vai trò cuả yếu tố dạng thấp và các tự kháng thể khác)  Các Cytokine (IL1, IL6, TNF)  Các yếu tố tăng trưởng nội sinh  Hệ thần kinh ngoại vi và đáp ứng viêm của cơ thể ...3.3. Triệu chứng lâm sàng3.3.1. Toàn thân: Mệt mỏi, xanh xao, gày sút, sốt nhẹ và vừa3.3.2. Tại khớp : Các triệu chứng có thể hồi phục (Reversible) liên quan đến hiện tượng viêm màng hoạt dịch khớp  Cứng khớp buổi sáng.  Viêm các khớp nhỏ, ngoại biên: khớp cổ tay, khớp gối, khớp bàn ngón tay, khớp liên đốt ngón gần bàn tay, khớp khuỷu tay, khớp cổ chân...  Tính chất: Đối xứng, thường teo cơ liên đốt, biến dạng sớm. (giai đoạn viêm các khớp bàn ngón tay) (giai đoạn biến dạng các khớp bàn ngóntay) Các triệu chứng không thể hồi phục (Irreversible) liên quan đến các tổn thương cấu trúc cuả khớp, hậu quả cuả hiện tương viêm màng hoạt dịch :  Hẹp khe khớp, Dính khớp  Biến dạng khớp, lệch trục khớp.3.3.3. Dấu hiệu ngoài khớp: Teo cơ, viêm mống mắt, nốt dưới da, tràn dịch màngngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm mạch máu... thường ít gặp, nhẹ, dễ bỏ sót.3.4. Triệu chứng cận lâm sàng3.4.1. Các xét nghiệm chung: CTM, Máu lắng, C-Reactive Proteine (CRP).. Chức năng gan, thận, Xquang Tim phổi, ECG...3.4.2. Các xét nghiệm đặc hiệu: Yếu tố dạng thấp (RF) (+) 60 – 70 %. Kháng thể kháng CCP (Anti CCP) (+) (2000- 2004) XQuang khớp (thường biểu hiện ở hai bàn tay). Compact MRI.* Anti- CCP: - Là một xét nghiệm ELISA, nhằm xác định IgG của một tự kháng thểtrong huyết thanh hoặc huyết tương đặc hiệu với peptide được tổng hợp từ gan dạngvòng, cyclic citrullinated peptide- CCP, đặc hiệu hơn RF, giúp cho chẩn đoán sớmVKDT. - Có độ nhạy tương đương RF (76,33% so với 71,71%) nhưng độchuyên cao hơn (94,81% so với 61,04%). - Có độ nhạy cao hơn RF 10% ở từng giai đoạn. - Giúp phân biệt VKDT với các bệnh viêm khớp và bệnh mô liên kếtkhác.3.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán (ACR - 1987)Cứng khớp buổi sáng : Dấu hiệu cứng khớp hoặc quanh khớp kép dài > 1 giờViêm tối thiểu 3 nhóm khớp : Sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong số 14 nhóm khớp (kể cả hai bên) : khớp liên đốt ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chânViêm các khớp ở bàn tay : Sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.Viêm khớp đối xứngHạt dưới da : trên nền xương, ở phía mặt duỗi của khớp, ở quanh khớpYếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính (XN Waaler - Rose hoặc  - Latex)Dấu hiệu X quang Những dấu hiệu điển hình của VKDT, chụp bàn tay và cổ tay thấy hình bào mòn (érosion), hẹp khe khớp, mất vôi hình dải (các dấu hiệu hư khớp không tính) Chẩn đoán xác định : Khi có  4 tiêu chuẩn. Từ tiêu chuẩn 1- 4 thời gian  6 tuần. Chẩn đoán phân biệt :  Thoái hoá khớp  Viêm khớp Gout mãn  Lupus ban đỏ hệ thống  Viêm cột sống dính khớp  Viêm khớp vảy nến... (n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: