Thông tin tài liệu:
Bài giảng Xây dựng nhập môn của Th.S Lương Thanh Dũng tập trung trình bày các vấn đề chính về giao tiếp với sinh viên; giới thiệu về cơ sở đào tạo; sơ lược về đặc điểm của ngành xây dựng;... Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Xây dựng nhập môn - Th.S Lương Thanh Dũng
Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA XÂY DỰNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG
-------------------------------
BÀI GIẢNG
XÂY DỰNG NHẬP MÔN
Giảng viên : ThS. LƯƠNG THANH DŨNG
THÁNG 09/2010
ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 1
Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN
Chương 1
GIAO TIẾP VỚI SINH VIÊN
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ GIẢNG VIÊN :
- Họ-tên : ThS. Lương Thanh Dũng
- Hiện là Giảng viên Trường ĐH Kiến Trúc Tp.HCM – Khoa Xây dựng –
Bộ môn Quản lý xây dựng
II. Làm quen với Sinh viên :
1. Cán bộ lớp tự giới thiệu :
a. Lớp trưởng :
- Họ và tên :
- Số điện thoại :
b. Lớp phó :
- Họ và tên :
- Số điện thoại :
c. Các tổ trưởng :
+ Tổ 1:
+ Tổ 2:
+ Tổ 3:
+ Tổ 4:
+ Tổ 5:
d. Cán bộ đoàn thể:
- Bí thư Đoàn TN :
+ Họ và tên :
+ Số điện thoại :
- Phó bí thư Đoàn TN :
+ Họ và tên :
+ Số điện thoại :
ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 2
Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN
2. Một số SV khác tự giới thiệu :
3. Thông tin chung của lớp :
- Email lớp:
- Website lớp :
ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 3
Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN
Chương 2
GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO
I / SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
- Tiền thân của Trường Đại học Kiến trúc: được xuất xứ từ Trường Mỹ thuật
Đông Dương.
- Năm 1924 Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập bởi quyết định của
Toàn quyền Đông dương Merlin ký ngày 27– 10 – 1924 và Trường được đặt tại
Hà nội.
- Hiệu trưởng trường Trường Mỹ thuật Đông dương là một Họa sỹ người Pháp
tên là : Victor Tardieu, Ông làm Hiệu trưởng nhiều năm và khi già yếu đã qua đời
tại Hà nội năm 1937.
- Năm 1926 Trường Mỹ thuật Đông dương lập ra Ban Kiến trúc
- Năm 1942 Trường Mỹ thuật Đông dương được phân chia ra thành 2 trường
theo Nghị định ký ngày 22 – 10 – 1942 của Toàn quyền Đông dương :
+ Trường Mỹ nghệ thực hành
+ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương,
- Khi đó CĐ Mỹ thuật Đông dương có 4 Ban :
+ Hội họa
+ Điêu khắc
+ Sơn mài
+ Kiến trúc
- Năm 1944 Ban Kiến trúc được tách thành Trường Kiến trúc riêng theo nghị
định ký ngày 22–2–1944. Nhưng vẫn nằm trong khuôn viên của Trường Cao đẳng
Mỹ thuật Đông dương. Thời kỳ này có 2 điểm nổi bật :
+ Nghị định ngày 06 – 2 – 1944 công nhận Văn bằng của Trường Kiến trúc
được hành nghề tại Pháp và Đông dương.
ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 4
Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN
+ Ngày 13 – 6 – 1944 có quyết định Liên Bộ công nhận Văn bằng của Trường
Kiến trúc được hành nghề Kiến truc sư.
- Năm 1946 toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Trường Kiến trúc gồm Thầy và
Trò đều bị phân tán.
- Năm 1947 Trường Kiến Trúc bắt đầu hoạt động trở lại tại Đà lạt vào ngày 01
– 2 – 1947 và mang tên là Trường Kiến trúc Đà lạt.
- Năm 1948 Trường Kiến trúc Đà lạt được công nhận là phân hiệu của Trường
Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris theo Nghị định được ký ngày 08 – 3 – 1948.
Lúc này Trường có tất cả là 27 Sinh viên .
+ Tiếp theo, nghị định ngày 11–9–1948 đã sát nhập Trường Kiến trúc Đà lạt về
Viện Đại học Đông dương và được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kiến trúc .
Cũng kể từ đây Trường Cao đẳng Kiến trúc không còn là phân hiệu của Trường
Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris nữa.
+ Năm 1950 Viện Đại học Đông dương được đổi tên thành Viện Đại học Hà
Nội theo nghị định ký ngày 30 – 5 – 1950 của Toàn quyền Đông Dương.
- Năm 1951 Trường Cao đẳng Kiến trúc chuyển từ Đà lạt về Sài gòn, số 196
Pasteur, cơ sở này trước đây là chuồng ngựa của quân đội Nhật.
+ Năm 1954, Sau Hiệp định Giơneve, Viện Đại học Hà Nội được chuyển thành
Viện Đại học Quốc gia VN, đặt tại số 3 Công Trường Quốc tế, Q. 1.
- Năm 1957 Viện Đại học Quốc gia VN được đổi thành Viện Đại học Sài Gòn.
Lúc này Trường Cao đẳng Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài gòn.
+ Năm 1967 Trường Cao đẳng Kiến trúc được nâng cấp thành Trường Đại
học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài Gòn theo sắc lệnh số 159 / SL / QĐ ngày 30
– 10 – 1967, và tiếp tục hoạt động đào tạo KTS đến ngày Sài Gòn giải phóng .
II / SƠ LƯỢC VỀ ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ SAU NĂM 1975 :
+ Từ 30-4-1975 Sài Gòn được giải phóng, Trường Đại học Kiến trúc do UB
Quân quản quản lý.
ThS. LƯƠNG THANH DŨNG Trang 5
Bài giảng XÂY DỰNG NHẬP MÔN
+ Tháng 9/1975 Trường tiếp tục đào tạo các lớp KTS cũ (K70) và mới (K75),
và bắt đầu có đào tạo thêm hệ Cao đẳng Kiến trúc, thời hạn 3 năm ( ký hiệu C75 –
C78 ).
+ Trước GP đào tạo KTS : 7 năm, mỗi năm tuyển sinh 40 SV đầu vào và hàng
năm tốt nghiệp ra trường được 1- 3 KTS.
- Sinh viên Lê Văn Vương có thành tích học tốt nhất : Hoàn thành khóa học
với thời hạn 8 năm, được cấp văn bằng tốt nghiệp KTS .
+ Sau GP : 1975 - 1995 đào tạo KTS : 5,5 năm,
- 1995 đến nay đào tạo KTS : 5 năm,
- Từ 1979 đến nay đào tạo KS XD
+ Tháng 11/1975 UB Quân quản bàn giao Trường ĐH Kiến trúc về Bộ Đại học
và trung học chuyên nghiệp quản lý.
+ Năm 1976 Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM được thành lập theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ ngày 27– 10 – 1976. Đến ngày 14 – 12 – 1976
Trường được chuyển về Bộ XD quản lý theo quyết định số 14 /1976/ BXD
III/ SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ XÂY DỰNG :
- Năm 1979 Trường bắt đầu đào tạo KSXD khóa 1, hệ chuyên tu 3 năm .
- Năm 1991 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ chính quy 5 năm
- Năm 1993 Trường bắt đầu đào tạo KSXD hệ tại chức ngắn hạn 4 năm tại
Sài Gòn.
- Năm 1994 Trườ ...