Danh mục

BÀI HỌC ĐẠO LÝ TỪ ĐẤT

Số trang: 10      Loại file: doc      Dung lượng: 72.50 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất thể hiện cho tâm hạnh hiền lành ai bước lên cũng được. Đất nằm ở vị trí thấp nhất, từ mặt đất này mà muôn loài lớn lên, từ cây cỏ đến con người đều được phát triển lên từ đất. Thửa ban đầu khi sự sống còn yếu thì tất cả loài động vật đều bồ sát mặt đất, nhưng khi mạnh được rồi thì tất cả các loài động vật dẵm vào đất để nâng cao. Tức là đất là nơi để chúng ta đi lên, bước lên… Tức là thể hiện cho đức hạnh của người tu theo đất thì người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI HỌC ĐẠO LÝ TỪ ĐẤT Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk BÀI HỌC ĐẠO LÝ TỪ ĐẤT Đất thể hiện cho tâm hạnh hiền lành ai bước lên cũng được. Đất nằm ở vị trí thấp nhất, từ mặt đất này mà muôn loài lớn lên, từ cây cỏ đến con người đều được phát triển lên từ đất. Thửa ban đầu khi sự sống còn yếu thì tất cả loài động vật đều bồ sát mặt đất, nhưng khi mạnh được rồi thì tất cả các loài động vật dẵm vào đất để nâng cao. Tức là đất là nơi để chúng ta đi lên, bước lên… Tức là thể hiện cho đức hạnh của người tu theo đất thì người đó chấp nhận để nâng đỡ cho người khác, phục vụ cho người khác, làm cái bệ để cho người đó sống và đứng lên mà mình chấp nhận làm ở phía dưới… những người hiền lành và khiêm tốn cũng như vậy. Một người như vậy khi đến những nơi đông người không bao giờ mình ý định làm trưởng nhóm này, mà chỉ mong mình là người phục vụ, nâng đỡ để bạn bè của mình đứng lên, vượt lên để làm được những việc tốt hơn, còn mình đứng phía sau. Khi ai nhờ mình bất kỳ điều gì mình cũng giúp. Ví dụ: Họ đang lau kính ở trên cao bất ngờ làm rơi chiếc khăn, thay vì người ta đi lấy thì mình lại ra nhặt giúp cho người ta, mà mình không nên nghĩ rằng: “Anh cũng như tôi mà tại sao anh lại sai tôi đi”. Mình chỉ nghĩ lúc đó mình là đất, mình tu theo hạnh của đất thì mình khiêm tốn, hiền lành để mình chạy đi lấy liền. Mà đất thì có nghĩa là đỡ để cho người khác làm. Đây chỉ là một việc trong muôn vàn các việc trong cuộc sống mà ai cũng có thể làm được. Đất là nơi giúp mình có chỗ đi vệ sinh. Khi mình ăn uống lâu thì không thể để trong người được mà mình phải bài tiết ra ngoài. Điếu đó tượng trưng rằng: Cái gì đất cũng chấp nhận hết, cũng giống như những người hiền lành, khiên tốn thì luôn chấp nhận sự khinh thường của người khác. Ví dụ: Khi mình ở nơi tập thể, mình quan hệ với nhiều người mà những người đó lại không kính trọng mình, không hiểu mình như thế nào? Mình vào trước có ghế ngồi nhưng họ lại lấy mất ghế của mình để mình gần ngã, nhưng khi đó mình biết mình đang tu hạnh của đất nên cũng không giận, không buồn. Vì dất nhận cả đồ bài tiết của người ta, thì sự khinh thường của người khác mình cũng chấp nhận hết và coi đó là bình thường. Đây là mấy hạnh để con người mình tu đắc đạo, tu được mấy hạnh này thì mới có thể đắc đạo. Người ta trồng hoa trên đất làm cho mặt đất rất đẹp. Điều này tượng trưng cho từ tâm hạnh hiền lành thì đến một lúc nào đó người ta sẽ khen “Thằng đó trông vậy 1 Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk thôi chứ cũng hiền lành có đạo đức lắm”. Ý nghĩ từ đất vươn lên được cành hoa cũng giống như: Những người hiền lành sẽ mang được những niềm vui trong cuộc sống, còn người ác thì không mang được những điều đó. Ví dụ: Nếu ở nơi nào đó mà mình nói ra là mình hung hăng thì những người sống gần mình rất khổ. Nếu mình về nhà hay đến cơ quan có chuyện gì không vừa ý thì mình hãy từ từ để đó và giải quyết từ từ. Đó cũng à hiện tượng mặt đất trổ hoa đó. Vì vậy người hiền lành luôn mang lại hạnh phúc cho người khác. Theo quan điểm của phật giáo thì thân con người được hợp từ: Đất, nước, gió, lửa. Trong 4 thành tố đó thì đất ít chuyển động nhất, nước thì chảy, gió thì bay, lửa thì luôn chuyển động. Ý nghĩ ở đây là: Người có tâm hiền lành, khiên tốn thì tâm người đó ít giao động nhất. Nếu mình có giác quan tốt thì khi mình nhìn vào tâm người hiền lành thì mình sẽ thấy tâm người đó an vui, thanh thản, ít giao động, day dứt… Còn những người ác thì không có những tâm đó trong lòng Đất mênh mông, rộng rãi, cả hành tinh này đều là đất. Cho nên đất rất rộng, đáy sông cũng là đất. Điều này tượng trưng cho: Những người hiền lành, khiêm tốn thường là người khoan dung, độ lượng, là những người không ghét ai,ai mình cũng chấp nhận, luôn quan tâm đến người đó dù đó là người xấu. Mình biết họ ích kỷ, hẹp hòi nhưng mình không bỏ, phải tìm mọi cách để uốn nắn họ và thay đổi họ từ từ. Đó là đặc tính của người khoan dung độ lượng. Còn những người dữ khi gặp chuyện gì không vừa ý là có thể bỏ nhau, nhưng người hiền lạnh thì không như vậy. Sự hiền lành đó mà càng lớn thì sự từ bi càng lớn, ai mình cũng thương, loài vật gì cũng thương, đó là dấu hiệu của sự tu hành chân chính. Đáy biển cũng là đất, đáy sông cũng là đất. Khi mình lặn xuống sông, sỗng biển thì ta sẽ thấy ở dưới đó là một thế giới kỳ vĩ, đẹp đẽ nhưng ở dưới đó cũng là đất. Điều đó thể hiện đạo lý: Trong cuộc đời này mọi sự tốt đẹp luôn ẩn chứa sự khiêm tốn ở phía dưới. Chúng ta thấy các vị tu hành luôn là những người khiêm tốn, hiền lành. Vì những yếu tố đó mà họ đã làm được nhiều điều cho đạo và đời. Đất là nơi làm cho cây mọc lên. Có nghĩa là từ mặt đất để ...

Tài liệu được xem nhiều: