Danh mục

'Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản' định hướng cơ bản tái thiết đô thị nhằm sử dụng hiệu quả dòng sông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.48 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tóm tắt định hướng quy hoạch nhằm khai thác sử dụng hiệu quả dòng sông phục vụ cho phát triển đô thị. Nội dung chủ yếu các biện pháp định hướng tái thiết đô thị nhấn mạnh yếu tố tận dụng triệt để sử dụng hợp lý đặc tính của dòng sông, lập quy hoạch tổng thể với phương châm - bảo tồn - phát triển - chỉnh trang cho các dòng sông, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản” định hướng cơ bản tái thiết đô thị nhằm sử dụng hiệu quả dòng sông Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 “BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NHẬT BẢN” ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TÁI THIẾT ĐÔ THỊ NHẰM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ DÒNG SÔNG TS.KTS.Nguyễn Lâm Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Tóm tắt: Nội dung trình bày tóm tắt định hướng quy hoạch nhằm khai thác sử dụng hiệu quả dòng sông phục vụ cho phát triển đô thị. Nội dung chủ yếu các biện pháp định hướng tái thiết đô thị nhấn mạnh yếu tố tận dụng triệt để sử dụng hợp lý đặc tính của dòng sông, lập quy hoạch tổng thể với phương châm - bảo tồn - phát triển - chỉnh trang cho các dòng sông, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Từ khóa: định hướng quy hoạch, đặc tính dòng sông, tái thiết đô thị 1. Lời nói đầu Trong xã hội hiện đại, thành phố là nơi dân cư tập trung phát triển đông đúc và dòng sông là một trong số ít không gian mở tự nhiên còn lại. Dòng sông trong thành phố có không gian môi trường thân thuộc gần gũi với con người là nơi có thể chơi thể thao và giải trí nhưng không gian cũng bị hạn chế để động vật và thực vật có thể sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, nơi đây là không gian rất có giá trị cho cư dân sống trong thành phố có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên. Ngoài ra, những dòng sông còn phát huy vai trò sông nước gắn với yếu tố văn hóa, lịch sử địa phương. Đối với dòng sông người dân địa phương mong muốn tìm kiếm cảnh quan vẻ đẹp bình an, điều này góp phần tạo cho dòng sông có ý nghĩa hơn trong cuộc sống. Hiện tại các dòng sông ở các thành phố phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khác nhau như hệ thống thoát nước không thể theo kịp tốc độ đô thị hóa, nước thải từ các hộ gia đình nhà máy chảy trực tiếp vào sông, chất lượng nước của dòng sông trong thành phố xuống cấp nhanh chóng. Sự phát triển sử dụng rộng rãi các con đường trải nhựa trong khu vực đô thị hóa, chức năng giữ nước của lưu vực đã giảm, cùng với mưa lớn, bão trong mùa mưa và đã có những đợt ngập lụt thường xuyên ở các thành phố trên cả nước. Nhiều con sông vừa và nhỏ trong thành phố vẫn tập trung vào chức năng thoát nước và có nhiều con sông xây dựng bằng bê tông làm cho môi trường sinh vật khó phát triển tốt. Để giải quyết những vấn đề trên, Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ du lịch giao thông hạ tầng đất đai Nhật Bản (MLIT) đề xuất về “Định hướng cơ bản tái thiết đô thị sử dụng hiệu quả dòng sông”, nhằm hướng dẫn, định hướng quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, phát triển các dòng sông trên các địa phương Nhật Bản. 54 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 2. Quan điểm tiếp cận Dòng sông ban đầu được hình thành bởi tự nhiên, còn đô thị được cấu thành tổng thể bởi các vật thể hữu hình do con người xây dựng nên như cơ sở hạ tầng đô thị, cống rãnh, đường xá, tòa nhà…và các vật thể tự nhiên như sông, núi...vv. Do đó, quan điểm tiếp cận về quy hoạch đô thị không nên coi việc tạo ra các dòng sông mà làm thế nào đó để có thể chấp nhận các dòng sông như là các vật thể tự nhiên vốn có trong đô thị và sử dụng dòng sông có hiệu quả mới là điều quan trọng. Trên thế giới, dòng sông còn được coi như biểu tượng bộ mặt của đô thị, tượng trưng cho văn hóa, thổ nhưỡng của khu vực đó. Do đó, cần phải nhận thức rằng việc cải tạo dòng sông liên quan đến sự phát triển thịnh vượng, bền vững của thành phố. 3. Định hướng chung (a) Sử dụng hiệu quả đặc tính của dòng sông Các dòng sông được hình thành kéo dài từ khu vực miền núi thượng nguồn đến các cửa sông hạ lưu tạo thành không gian sông liên tục. Tại khu vực đô thị dòng sông được định hình nên bộ khung của đô thị với vai trò không gian công cộng rộng lớn trong thành phố. Ngoài ra, các dòng sông trở thành điểm nhấn cho mỗi thành phố, với sự thay đổi cảnh quan trong 4 mùa giúp mang đến môi trường trong lành hơn. Đây cũng là nơi cần thiết để hình thành môi trường sống và môi trường sinh trưởng cho các loài động vật và thực vật khác nhau và đa dạng. Hơn nữa, sự hình thành các dòng sông có mối quan hệ liên quan với con người rất đa dạng và đây là một yếu tố tạo thành nét văn hóa độc đáo. Dòng sông hình thành tự nhiên, mỗi dòng sông có hình dạng (chiều rộng, độ sâu, độ dốc, v.v.) và dòng chảy (lượng ...

Tài liệu được xem nhiều: