Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu 'bài học lãnh đạo từ tom sawyer', kỹ năng mềm, kinh nghiệm lãnh đạo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài học lãnh đạo từ Tom Sawyer
Trên cương vị một nhà quản lý, chắc hẳn bạn không ngừng suy tính làm sao
để điều hành những hoạt động kinh doanh hiện tại cho hiệu quả nhất, trong khi
vẫn luôn ấp ủ những ý tưởng cho tương lai. Thực tế cho thấy, các nhà quản lý
ngày nay đang oằn vai dưới sức nặng của một khối lượng khổng lồ những
công việc, nhiệm vụ của công ty và cả những tham vọng, mơ ước riêng mình.
Muốn trút bỏ gánh nặng đó chỉ có một cách duy nhất: ủy thác công việc cho
người dưới quyền, cho nhân viên và cho mọi người xung quanh.Có lẽ bạn đã
không ít lần lâm vào tình thế khó khăn hay bế tắc chỉ vì bạn muốn tự mình quán
xuyến hết thảy công việc. Và mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn khi bạn phát triển
sản xuất hay mở rộng kinh doanh, bởi vì cho dù có “ba đầu sáu tay”, bạn cũng
không thể vừa đảm đương tất cả công việc hiện tại, vừa bắt tay vào dự án mới
đang từng bước được khởi động. Lúc này bạn sẽ cần đến một kỹ năng thực sự
chứng minh bản lĩnh nhà quản lý của bạn, đó là kỹ năng uỷ thác công việc –
một trong những kỹ năng thiết yếu của các nhà quản lý. Uỷ thác công việc hợp
lý có khả năng giúp nhà quản lý giải quyết được bài toán về tính hiệu quả của
công việc hiện tại và thành công của những chiến lược mới trong tương lai,
đồng nghĩa với việc bạn đã tự giải phóng mình để đầu tư thời gian một cách
hiệu quả hơn cho công việc và cuộc sống của mình.
Ủy thác là một kỹ năng cơ bản để thành công. Đây là một câu hỏi khó đối với những
chủ doanh nghiệp nhỏ, và là một kỹ năng rất khó thực hiện đối với họ.
Cho dù doanh nghiệp của bạn lớn cỡ nào và bạn có nhiều nhân lực đến cỡ nào, thì
phần lớn tất cả chúng ta khi mới bắt đầu đều khởi động từ mô hình một người làm tất
cả mọi thứ, không khác gì một chủ cửa hàng nhỏ, vừa bán hàng vừa điều hành cửa
hàng.
Việc thực hành kỹ năng ủy thác là một việc khó, không phải bàn cãi, nhưng nếu
thực hiện tốt được việc này, đây sẽ là chìa khóa để giúp bạn phát triển doanh nghiệp
vững vàng và cân bằng được cuộc sống và công việc. Thậm chí ngay cả khi doanh
nghiệp của bạn là doanh nghiệp chỉ có một người thì việc một người làm tất cả từ A
đến Z cũng không thể nào giải quyết hết được mọi vấn đề. Và trong trường hợp bạn
có thể căng sức ra để làm hết mọi việc, thì bạn sẽ phải trả giá bằng một cuộc sống
riêng tư không mấy vui vẻ và những xích mích với gia đình vì bạn không còn thời gian
dành cho họ.
Vậy nên, hãy lấy một hơi thở sâu, sau đó, bạn sắp xếp những việc nào bạn thấy nên
ủy thác cho người khác hoặc cho một bên thứ ba nào đó thực hiện theo thứ tự ưu tiên
(nếu bạn thực sự muốn dành thời gian để làm việc bạn muốn làm và sống vui vẻ, hạnh
phúc). Những người được ủy thác sẽ giúp bạn có nhiều thời gian rảnh hơn và bạn sẽ
cảm nhận được việc ủy thác có thể giúp bạn thành công như thế nào.
Để làm được điều này, nhà quản lý phải hiểu và thành thạo trong sử dụng qui trình
uỷ thác công việc, phải bíêt công việc, nhiệm vụ nào cần uỷ thác, uỷ thác cho ai, khi
Nhóm 11 1
nào sẽ uỷ thác và lúc đó sẽ phải làm những gì, sau khi uỷ thác thì phải làm những gì,
làm như thế nào...
Những việc nào nên ủy thác?
Bạn nên ủy thác những việc không liên quan tới chuyện kiếm tiền. Ví dụ, một
chuyên gia kế toán có thể giúp bạn làm công việc sổ sách hoặc một công ty chuyên
nhận trông coi tài sản sẽ lo việc giữ kho cho bạn. Đây không phải là những khâu kiếm
ra tiền trong chuỗi sản xuất kinh doanh của bạn. Do đó hãy kiếm người khác làm thay
cho bạn, và bạn sẽ có nhiều thời gian rảnh để tập trung vào những kỹ năng , tài năng
đặc biệt của bạn để làm những việc có hiệu quả cao hơn.
Lợi ích ở đây chính là nếu bạn biết ủy thác đúng việc, chính bạn cũng sẽ trở nên
năng suất đáng kinh ngạc. Và đối với những doanh nghiệp làm dịch vụ , điều này đồng
nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều thời gian để kiếm thêm tiền.
Bắt đầu việc ủy thác như thế nào?
1) Quyết định bạn sẽ tiến hành việc ủy thác:
Bạn phải thừa nhận là bạn không thể làm tất cả mọi việc bạn muốn làm và dừng
ngay việc bạn cố gắng tự mình làm mọi việc.
2) Quyết định xem sẽ ủy thác những việc nào:
Có một số lĩnh vực nhất định mà bạn luôn cần sự giúp đỡ của người khác hoặc có
những việc mà bạn không thích làm cho lắm. Đó chính là những đầu việc nên nằm
trong danh sách ủy thác. Hãy nhớ là bạn không muốn ủy thác phần việc cốt lõi nhất
của công ty bạn (phần kiếm ra tiền).
...