Trong khi Lý Bá đi triệu thỉnh vị đạo sĩ ở núi Trúc Bảo chưa về, thì kinh đô dân chúng đều nhôn nhao bàn tán về tin đồn một vị thánh nhân vừa xuất thế. Nhiều điềm lạ làm cho mọi người đều chú ý: trên vỏ nhiều trái cây như ổi, xoài, bầu bí, đều hiện rõ mấy chữ: "Mừng thánh nhân ra đời". Ngay đầu những con cá lóc người ta mua ở chợ mang về làm thịt, cũng có thấy hiện mấy chữ ấy. Trong triều, từ vua đến quan lớn quan nhỏ, đều chăm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI HỌC NGÀN VÀNG - CHƯƠNG IX
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG IX
ÐẠO SĨ LÝ MẬU CHỮA BỆNH
ÐIÊN CHO THỨ PHI HOÀNG HOA
Trong khi Lý Bá đi triệu thỉnh vị đạo sĩ ở núi Trúc Bảo chưa về, thì
kinh đô dân chúng đều nhôn nhao bàn tán về tin đồn một vị thánh nhân vừa
xuất thế. Nhiều điềm lạ làm cho mọi người đều chú ý: trên vỏ nhiều trái cây
như ổi, xoài, bầu bí, đều hiện rõ mấy chữ: Mừng thánh nhân ra đời. Ngay
đầu những con cá lóc người ta mua ở chợ mang về làm thịt, cũng có thấy
hiện mấy chữ ấy. Trong triều, từ vua đến quan lớn quan nhỏ, đều chăm chú
theo dõi những hiện tượng trên với một tâm trạng khắc khoải chờ mong.
Trong khi ấy bà thứ phi Hoàng Hoa trong Tây cung càng điên thêm và
đập phá thêm đồ đạc.
Một tuần sau, có tin Lý Bá đã triệu thỉnh được đạo sĩ ấy về đến triều
đình. Từ sáng sớm hôm ấy, chợ không nhóm, dân chúng nghỉ việc để đứng
hai bên đường đợi xem đám rước đạo sĩ mà ai cũng nghĩ rằng đó là thánh
nhân. Trong triều vua quan cũng sốt ruột ngồi chờ đón đạo sĩ.
Ðến gần trưa, đám rước mới xuất hiện ở cửa Tây cung hoàng thành.
Thực là một quang cảnh kỳ lạ mà dân chúng kinh đô chưa từng thấy trong
các đám rước.
Ði đầu là một đàn khỉ mặc áo xanh quần đỏ, bịt khăn chữ nhất, mỗi
con dẫn một người, hai tay bị trói và cổ bị xiềng trong một cái gông lớn; một
sợi dây xích một đầu buộc vào gông và đầu kia bọn khỉ nắm, dẫn đi.
Tiếp theo là một bọn đàn bà mặc đồ võ, nai nịt gọn ghẽ, gươm giáo
sáng ngời, lông mày vẽ lưỡi mác xếch ngược lên thấu đỉnh trán và có râu
mép. Mỗi người cỡi một con thú dữ, như cọp, beo, sư tử, gấu, nhiều nhất là
gấu, và tuyệt nhiên không có một con hươu nai, trâu ngựa ... Nhưng con thú
dữ nào cũng trông vẻ mặt hiền lành, ngoan ngoãn hơn ngựa trâu.
Rồi đến những chàng thư sinh gầy ốm, đầu chít khăn vành, mặc yếm
trên ngực mỗi người đều mang nhiều huy chương và một cái bảng lớn với
hai chữ võ tướng mạ vàng.
Sau cùng là kiệu của đạo sĩ Lý Mậu do tám bà gánh; những người
theo hầu hai bên kiệu, người đội khay trầu, kẻ đội tráp thuốc, kẻ phất quạt
lông, kẻ che lọng, đều là phái nữ. Lẫn trong đám nữ tỳ ấy, chỉ có độc một
mình đại thần Lý Bá là đàn ông. Ngài đi thụt lùi trước kiệu, cứ mỗi bước lại
vái một cái. Ðạo sĩ ngồi trên kiệu hoa, dáng điệu rất uy nghi, đầu chít khăn
điều, mặc áo trắng sọc xanh, mang một chiếc hia vàng, một chiếc hia đen,
một chân đạp lên hình mặt trăng, một chân đạo lên hình mặt trời, ở giữa hai
bàn chân là hình âm dương. Ngài nhắm lim dim đôi mắt, miệng lâm râm
niệm chú, một tay bắt ấn, một tay nắm một vòng tròn mà người ta thì thầm
bảo nhau đó là tấm kính chiếu nguyên hình, mặc dù không trông thấy kính
gì cả. Ngài đang lim dim bỗng mở to đôi mắt nhìn hai bên đường, thấy dân
chúng há miệng ngơ ngác nhìn mình, liền tỏ vẻ khó chịu, vẫy tay gọi một bà
đến thì thầm mấy tiếng. Bà này hốt hoảng chạy đến bên Lý Bá, cũng thì
thầm mấy tiếng. Lý Bá như sực nhớ điều gì, nhìn dân chúng hai bên đường,
nói có vẻ gắt:
- Thánh nhân xuất hiện, sao không hoan hô mà đứng ngây ra nhìn thế?
Thế là những tiếng hoan hô Chào mừng thánh nhân ra đời vang dội
hai bên đường và dân chúng sắp thành hàng ngũ đi hộ tống theo sau kiệu.
Ðám rước đi thẳng vào hoàng cung, dừng lại trước sân rồng và sắp
thành hai hàng trước đền vua. Ðạo sĩ xuống kiệu, bước lên điện và cúi mình
vái chào vua Ðột Quyết. Ngài ra hiệu cho đạo sĩ ngồi xuống ghế bên phía
hữu mình. Sau những lời chào hỏi thường lệ, vua chỉ vào đám người tháp
tùng, hỏi đạo sĩ:
- Trẫm cũng đã chứng kiến nhiều đám rước, nhưng chưa thấy đám
rước nào lạ lùng như đám rước của đạo sĩ. Chẳng hay những hình thức và
phục sức của những người trong đám rước có một ý nghĩa gì chăng?
Ðạo sĩ trả lời rất tinh:
- Tâu Hoàng Thượng, bần đạo chẳng thấy gì là lạ lùng cả. Có lẽ
Hoàng Thượng chỉ quen nhìn bề ngoài của cuộc đời, của sự vật, nên thấy cái
lối sắp đặt và trang phục đoàn tùy tùng của bần đạo có vẻ khác thường.
Nhưng nếu Hoàng Thượng có dịp nhìn được bản chất bên trong của cuộc
đời, của sự sống hiện tại thì Hoàng Thượng sẽ thấy hiện tượng của đoàn tùy
tùng là phản ảnh trung thực bề trong của sự vật, và khi ấy Hoàng Thượng sẽ
không cho là lạ lùng lỳ dị nữa.
Vua Ðột Quyết tò mò hỏi tiếp:
- Làm sao có thể thấy được bề trong của cuộc đời và sự vật.
- Tâu, đó là kết quả của công phu tu luyện của bần đạo trên ba mươi
năm trời tại núi Bảo Trúc.
Vua tỏ vẻ nghi ngờ:
- Nhưng thấy như vậy có đúng không?
Chỉ một mình khanh thấy thì làm sao có thể bảo đảm được đó là sự
thật?
Ðạo sĩ Lý Mậu nhìn vua, mỉm cười có vẻ bí mật và nói:
- Tâu, nếu Hoàng Thượng muốn thì bần đạo sẽ làm cho Hoàng
Thượng thấy rõ sự thật ấy.
Vua vội vã hỏi:
- Làm sao thấy được? Khanh làm thế nào cho trẫm thấy đi.
- Hoàng Thượng sẽ được toại nguyện.
- Nói xong, đạ ...