Bài học thành công và thất bại của Ấn Độ khi chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 276.44 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nền kinh tế phi tiền mặt là xu hướng hiện đại tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Ấn Độ là nước thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt trong khuôn khổ chương trình Số hóa Ấn Độ với rất nhiều các chính sách hỗ trợ, các giải pháp đi kèm đã được triển khai. Bài viết này đề cập đến những điểm đã nêu trên đồng thời đánh giá thành quả đạt được cũng như những thất bại của chương trình tại Ấn Độ và rút ra bài học cần thiết cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài học thành công và thất bại của Ấn Độ khi chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA ẤN ĐỘ KHI CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ PHI TIỀN MẶT TS. Nguyễn Thị Thùy Trang Học viện Tài chínhTóm tắt Nền kinh tế phi tiền mặt là xu hướng hiện đại tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào trên thếgiới. Ấn Độ là nước thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt trong khuôn khổ chươngtrình Số hóa Ấn Độ với rất nhiều các chính sách hỗ trợ, các giải pháp đi kèm đã được triển khai.Bài viết này đề cập đến những điểm đã nêu trên đồng thời đánh giá thành quả đạt được cũng nhưnhững thất bại của chương trình tại Ấn Độ và rút ra bài học cần thiết cho Việt Nam.Từ khóa: Phi tiền mặt, số hóa, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử Giới thiệu Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào tiền mặt. Sự phụ thuộc này lớntới mức các tập đoàn đa quốc gia như Amazon đã phải thỏa hiệp và đưa ra tiêu thức “thanh toánbằng tiền mặt khi nhận hàng” để có thể bước vào thị trường Ấn Độ. Lượng tiền giấy trong lưuthông của Ấn Độ cao hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác. Năm 2012-2013, Ấn Độ có76,47 triệu tờ tiền giấy trong lưu thông so với 34,5 triệu ở Mỹ. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằngtiền mặt thậm chí còn thống trị các trung tâm mua sắm, nơi mà khách hàng thường là nhữngngười có thẻ tín dụng. Điều đó có nghĩa là, tại các chợ bình dân và các nơi mua sắm khác tiềnmặt đương nhiên là phương tiện thanh toán chính và thậm chí là duy nhất. Sự phụ thuộc này cònthể hiện ở tỷ trọng của tiền mặt trong GDP của Ấn Độ rất cao. Năm 2014 Ấn Độ có tỷ trọng nàycao nhất thế giới đạt tới 12,42%, trong khi Trung Quốc là 9,47% và Braxin chỉ có 4%. Về thanhtoán tiêu dùng, 78% tổng thanh toán tiêu dùng ở Ấn Độ là tiền mặt trong khi ở Mỹ là 20% và ởAnh là 25%. Những con số trong năm 2015 cũng thể hiện rõ điều này: Ấn Độ là quốc gia cólượng người sử dụng tiền mặt đứng thứ tư thế giới. Đặc biệt trong kỷ nguyên công nghệ, điều nàykhông chỉ là điểm hạn chế làm chậm sự phát triển mà còn phi khoa học và phi kinh tế. Chính vì vậy, ngày 08 tháng 11 năm 2016 thủ tướng thứ 14 của Ấn Độ, ông NarendraDamodardas Modi đã tuyên bố một chương trình đầy tham vọng nhằm chuyển đổi Ấn Độ thànhquốc gia phi tiền mặt - Chương trình có tên gọi “Không gặp mặt, không giấy in, không tiền mặt”nằm trong chương trình tổng thể Số hóa Ấn Độ của Chính phủ. I. Nền kinh tế phi tiền mặt và những lợi ích mà nó đem lại Có rất nhiều cách định nghĩa một nền kinh tế phi tiền mặt. Ông Ajit Kumar Roy, tác giảcuốn “Nền kinh tế phi tiền mặt ở Ấn Độ - hiện tại, triển vọng phát triển và thách thức” (2017) đãđịnh nghĩa như sau: Một hệ thống kinh tế trong đó không tồn tại đồng tiền vật chất trong lưuthông được gọi là một hệ thống phi tiền mặt; các giao dịch thanh toán được thực hiện thông quathẻ tín dụng, thẻ nợ, phương tiện thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc ví điện tử; tiền mặt tronglưu thông là rất nhỏ. Một nền kinh tế phi tiền mặt được cho là sẽ có những lợi ích như: (1) làm giảm chi phí vìgiảm được chi phí in ấn, lưu kho và vận chuyển tiền mặt; (2) giảm rủi ro dự trữ tiền mặt như mấttrộm hay thất thoát; (3) đem lại sự thuận tiện trong giao dịch khi khách hàng không phải xếp hàngchờ đợi mà có thể giao dịch 24/7 đồng thời bên cung cấp dịch vụ không cần phải trực tiếp gặpmặt khách hàng; (4) dễ dàng kiểm soát các khoản chi khi các giao dịch được thực hiện trên điệnthoại hay máy tính và chỉ cần một cái ấn chuột là có thể kiểm tra giao dịch phát sinh, quản lý tàikhoản; (5) tăng các khoản chịu thuế khi cả khách hàng lẫn bên cung cấp dịch vụ đều không thể né466tránh việc thanh toán hóa đơn bao gồm thuế và các giao dịch minh bạch này cũng làm giảm thamnhũng trong xã hội; (6) kiểm soát được tiền bẩn khi dễ dàng kiểm tra và kiểm soát các giao dịchkhả nghi trong hệ thống ngân hàng; (7) thúc đẩy tài chính toàn diện khi buộc các hộ gia đình cóthu nhập thấp từ bỏ thói quen vay qua các kênh không chính thức như người nhà và những tổchức tín dụng tự phát mà tham gia vào các hoạt động chính thống; và (8) chiết khấu nhiều hơncho khách hàng thực hiện thanh toán điện tử khi mua sắm trực tuyến. II. Công tác chuẩn bị của Ấn Độ để chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt Các nhà phân tích theo trường phái lạc quan ủng hộ chương trình này của Chính phủ chorằng Ấn Độ đã sẵn sàng để chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt. Một trong những lý do choniềm tin này là tính đến 30/9/2016, cứ 100 người dân Ấn Độ thì có 82 người sở hữu một điệnthoại di động. Cuộc cách mạng viễn thông xanh cùng với việc giảm đáng kể cước phí cuộc gọi vàlưu lượng cũng như giảm giá điện thoại di động sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi sang nền kinh tế phitiền mặt. Tuy nhiên, tác giả bài viết này cho rằng thốn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài học thành công và thất bại của Ấn Độ khi chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA ẤN ĐỘ KHI CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ PHI TIỀN MẶT TS. Nguyễn Thị Thùy Trang Học viện Tài chínhTóm tắt Nền kinh tế phi tiền mặt là xu hướng hiện đại tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào trên thếgiới. Ấn Độ là nước thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt trong khuôn khổ chươngtrình Số hóa Ấn Độ với rất nhiều các chính sách hỗ trợ, các giải pháp đi kèm đã được triển khai.Bài viết này đề cập đến những điểm đã nêu trên đồng thời đánh giá thành quả đạt được cũng nhưnhững thất bại của chương trình tại Ấn Độ và rút ra bài học cần thiết cho Việt Nam.Từ khóa: Phi tiền mặt, số hóa, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử Giới thiệu Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào tiền mặt. Sự phụ thuộc này lớntới mức các tập đoàn đa quốc gia như Amazon đã phải thỏa hiệp và đưa ra tiêu thức “thanh toánbằng tiền mặt khi nhận hàng” để có thể bước vào thị trường Ấn Độ. Lượng tiền giấy trong lưuthông của Ấn Độ cao hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác. Năm 2012-2013, Ấn Độ có76,47 triệu tờ tiền giấy trong lưu thông so với 34,5 triệu ở Mỹ. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằngtiền mặt thậm chí còn thống trị các trung tâm mua sắm, nơi mà khách hàng thường là nhữngngười có thẻ tín dụng. Điều đó có nghĩa là, tại các chợ bình dân và các nơi mua sắm khác tiềnmặt đương nhiên là phương tiện thanh toán chính và thậm chí là duy nhất. Sự phụ thuộc này cònthể hiện ở tỷ trọng của tiền mặt trong GDP của Ấn Độ rất cao. Năm 2014 Ấn Độ có tỷ trọng nàycao nhất thế giới đạt tới 12,42%, trong khi Trung Quốc là 9,47% và Braxin chỉ có 4%. Về thanhtoán tiêu dùng, 78% tổng thanh toán tiêu dùng ở Ấn Độ là tiền mặt trong khi ở Mỹ là 20% và ởAnh là 25%. Những con số trong năm 2015 cũng thể hiện rõ điều này: Ấn Độ là quốc gia cólượng người sử dụng tiền mặt đứng thứ tư thế giới. Đặc biệt trong kỷ nguyên công nghệ, điều nàykhông chỉ là điểm hạn chế làm chậm sự phát triển mà còn phi khoa học và phi kinh tế. Chính vì vậy, ngày 08 tháng 11 năm 2016 thủ tướng thứ 14 của Ấn Độ, ông NarendraDamodardas Modi đã tuyên bố một chương trình đầy tham vọng nhằm chuyển đổi Ấn Độ thànhquốc gia phi tiền mặt - Chương trình có tên gọi “Không gặp mặt, không giấy in, không tiền mặt”nằm trong chương trình tổng thể Số hóa Ấn Độ của Chính phủ. I. Nền kinh tế phi tiền mặt và những lợi ích mà nó đem lại Có rất nhiều cách định nghĩa một nền kinh tế phi tiền mặt. Ông Ajit Kumar Roy, tác giảcuốn “Nền kinh tế phi tiền mặt ở Ấn Độ - hiện tại, triển vọng phát triển và thách thức” (2017) đãđịnh nghĩa như sau: Một hệ thống kinh tế trong đó không tồn tại đồng tiền vật chất trong lưuthông được gọi là một hệ thống phi tiền mặt; các giao dịch thanh toán được thực hiện thông quathẻ tín dụng, thẻ nợ, phương tiện thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc ví điện tử; tiền mặt tronglưu thông là rất nhỏ. Một nền kinh tế phi tiền mặt được cho là sẽ có những lợi ích như: (1) làm giảm chi phí vìgiảm được chi phí in ấn, lưu kho và vận chuyển tiền mặt; (2) giảm rủi ro dự trữ tiền mặt như mấttrộm hay thất thoát; (3) đem lại sự thuận tiện trong giao dịch khi khách hàng không phải xếp hàngchờ đợi mà có thể giao dịch 24/7 đồng thời bên cung cấp dịch vụ không cần phải trực tiếp gặpmặt khách hàng; (4) dễ dàng kiểm soát các khoản chi khi các giao dịch được thực hiện trên điệnthoại hay máy tính và chỉ cần một cái ấn chuột là có thể kiểm tra giao dịch phát sinh, quản lý tàikhoản; (5) tăng các khoản chịu thuế khi cả khách hàng lẫn bên cung cấp dịch vụ đều không thể né466tránh việc thanh toán hóa đơn bao gồm thuế và các giao dịch minh bạch này cũng làm giảm thamnhũng trong xã hội; (6) kiểm soát được tiền bẩn khi dễ dàng kiểm tra và kiểm soát các giao dịchkhả nghi trong hệ thống ngân hàng; (7) thúc đẩy tài chính toàn diện khi buộc các hộ gia đình cóthu nhập thấp từ bỏ thói quen vay qua các kênh không chính thức như người nhà và những tổchức tín dụng tự phát mà tham gia vào các hoạt động chính thống; và (8) chiết khấu nhiều hơncho khách hàng thực hiện thanh toán điện tử khi mua sắm trực tuyến. II. Công tác chuẩn bị của Ấn Độ để chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt Các nhà phân tích theo trường phái lạc quan ủng hộ chương trình này của Chính phủ chorằng Ấn Độ đã sẵn sàng để chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt. Một trong những lý do choniềm tin này là tính đến 30/9/2016, cứ 100 người dân Ấn Độ thì có 82 người sở hữu một điệnthoại di động. Cuộc cách mạng viễn thông xanh cùng với việc giảm đáng kể cước phí cuộc gọi vàlưu lượng cũng như giảm giá điện thoại di động sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi sang nền kinh tế phitiền mặt. Tuy nhiên, tác giả bài viết này cho rằng thốn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Kinh tế phi tiền mặt Tài chính tín dụng Tài chính doanh nghiệp Giao dịch điện tử Thanh toán điện tửGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 772 21 0 -
18 trang 462 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 439 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 421 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 382 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 370 10 0 -
3 trang 303 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 290 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 286 0 0 -
Bài giảng Thanh toán điện tử: Chương 1 - ĐH Thương Mại
32 trang 279 4 0