An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mộtvùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông Mê Công. Thiên nhiên đã tạo chovùng châu thổ này những tiềm năng vô giá, nổi bật nhất là: đất phù sa màu mỡ,nguồn nước dồi dào, sinh thái ngập nước và khí hậu ôn hòa quanh năm. Chính nhữngtiềm năng ấy là những điều kiện kiện rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệpcó năng suất sinh học cao. Từ sau khi cải cách toàn diện nền kinh tế, năm 1986,ĐBSCL đã...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài phát biểu tại Hội thảo Bảy Núi tiềm năng và phát triển do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức tại Châu Đốc Bài phát biểu tại Hội thảo Bảy Núi tiềm năng và phát triển do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức tại Châu Đốc. Trần Sinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam An Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mộtvùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông Mê Công. Thiên nhiên đã tạo chovùng châu thổ này những tiềm năng vô giá, nổi bật nhất là: đất phù sa màu mỡ,nguồn nước dồi dào, sinh thái ngập nước và khí hậu ôn hòa quanh năm. Chính nhữngtiềm năng ấy là những điều kiện kiện rất thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệpcó năng suất sinh học cao. Từ sau khi cải cách toàn diện nền kinh tế, năm 1986,ĐBSCL đã phát huy những lợi thế, phát triển sản xuất nông nghiệp, khắc phục đượctình trạng thiếu lương thực triền miên trong nhiều năm trước đó, đã đảm bảo an ninhlương thực quốc gia và xuất khẩu lương thực đứng hàng đầu thế giới. An Giang cũng thừa hưởng những điều kiện thiên phú của cả Vùng. Trongnhiều năm qua, An Giang đã khai thác những gì thiên nhiên ban tặng để xây dựngcuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Đời sống nơi đây ngày một đổi thay rõ rệt theochiều hướng phát triển chung của Vùng, của đất nước và của toàn cầu. Với tiềm năng đất, nước, sinh thái và khí hậu thuận lợi, con người sống trênmảnh đất An Giang, dù là người Kinh, Khmer, Chăm hay thuộc một dân tộc nàokhác; dù là một công dân hay một nhà quản lý, nhà khoa học hay nhà doanh nghiệpđã trăn trở tìm cách để đưa An Giang từ một tỉnh nghèo, nhiều năm không đủ ăn,phải nhận trợ giúp từ Trung ương đã trở thành một tỉnh có sản lượng lượng thực vàsản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đứng hàng đầu cả nước. Đến năm 2005, tổng sản lượng lúa của Tỉnh đạt trên 3,1 triệu tấn lúa. Lươngthực bình quân đầu người đạt gần 2.200 kg/người, gấp 2 lần bình quân VùngĐBSCL và gấp 5,1 lần bình quân chung cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quânlương thực đầu người trong thời kỳ 10 năm (1996-2005) đạt 4%/năm, gấp 1,3 lầnvùng ĐBSCL và gấp 1,8 lần cả nước. Năng suất lúa bình quân năm đạt gần 60tạ/ha, cao hơn trung bình Vùng ĐBSCL 17,5%; cao hơn trung bình cả nước gần21%. Trong vòng 10 năm, năng suất lúa của Tỉnh tăng hơn 10 tạ/ha. Xuất khẩu gạođạt khoảng 650 ngàn tấn, tăng hơn 200 ngàn tấn so năm 2000. Có thể nói, đây làmột trong những thành tựu vượt bậc của An Giang về khai thác tiềm năng đất,nước, khí hậu và đã đưa An Giang lên một vị thế mới. 1 Về nuôi trồng thuỷ sản, trong mười năm (1996-2005), sản lượng nuôi trồngthuỷ sản của An Giang có tốc độ tăng trưởng rất cao, bình quân 17,3%/năm; caohơn trung bình Vùng ĐBSCL và cả nước khoảng 3,3%. Nuôi cá xuất khẩu ở AnGiang đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Sản lượng cá nuôi của Tỉnhchiếm khoảng 27% của vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 18% của cả nước. Sảnlượng xuất khẩu sản phẩm đông lạnh đạt khoảng 50 ngàn tấn năm 2005, tăng gấpgần 10 lần so năm 2000. Sản phẩm cá basa của An Giang đã có mặt ở thị trườngcủa 70 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương đã tăng rất nhanh, năm 2005 đạt 329triệu USD, gấp 3 lần năm 2000, gấp 5,5 lần năm 1995 và gấp gần 50 lần năm 1985.Dự kiến năm 2007 sẽ đạt khoảng 418 triệu USD, tăng 30% so với năm 2006 vàtăng gấp 1,3 lần so với năm 2005. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của An Giang đã tạo ra tốc động tăngtrưởng kinh tế liên tục tăng cao qua các thời kỳ. Sau thời kỳ đổi mới toàn diện củacả nước, nhiều cơ chế chính sách được hình thành và áp dụng ở An Giang có hiệuquả cao. An Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn trung bình cả nước. Thờikỳ 1990-1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,8%/năm (cả nước đạt 8,2%/năm).Thời kỳ 1996-2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,9%/năm, xấp xỉ trung bình cảnước. Thời kỳ 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,1%/năm, gấp 1,26 lầntrung bình cả nước. Dự kiến năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng13,6%, gấp 1,5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người theo đó, cũng liên tục tăng nhanh. Năm 2000,GDP bình quân đầu người đạt 4,56 triệu đồng/người/năm; tăng lên 8,53 triệuđồng/người/năm 2005. Những thành tựu đạt được như trên rất đáng khích lệ. Trước hết, là do sựđoàn kết của nhân dân trong Tỉnh, đồng lòng khai thác những tiềm năng mà thiênnhiên đã ban tặng, vượt lên chính mình để tạo ra những bước chuyển biến tích cực.Đồng thời cũng nhờ vào sự sáng tạo của Đảng bộ và Chính quyền địa phương đưara những chính sách đặc thù khích lệ các nguồn lực sẵn có tạo ra của cải vật chấtthực thụ. Những chính sách đó không chỉ vận dụng cho An Giang mà còn có thể làkinh nghiệm áp dụng cho các địa phương khác, ví dụ như chiến lược tam nông(nông dân, nông nghiệp và nông thôn) hay chiến lượ ...