Bài tập nhóm Kinh tế đại cương: Phân tích diễn biến tỷ giá một số đồng ngoại tệ và VND được thực hiện nhằm mục tiêu nắm bắt các khái niệm chung về tỷ giá; hiểu được sự thay đổi tỷ giá các đơn vị tiền tệ USD, EUR, AUD trong khoảng thời gian 9/2014 đến 5/2015 và nguyên nhân, bài học rút ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm Kinh tế đại cương: Phân tích diễn biến tỷ giá một số đồng ngoại tệ và VND Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh Lớp VP2012 BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ ĐẠI CƯƠNG 2Đề tài: Phân tích diễn biến tỷ giá một số đồng ngoại tệ và VND.Danh sách nhóm và phân công: 1) Lê Minh Hoàng (41201203): Tìm hiểu các khái niệm chung, diễn biến tỷ giá AUD. 2) Lê Nam (V1202239): Tìm hiểu diễn biến tỷ giá USD. 3) Hoàng Nhật Trường (81204204): Tìm hiểu diễn biến tỷ giá EUR.Phần 1: Mục tiêu- Nắm bắt các khái niệm chung về tỷ giá.- Hiểu được sự thay đổi tỷ giá các đơn vị tiền tệ USD, EUR, AUD trong khoảng thời gian 9/2014đến 5/2015 và nguyên nhân, bài học rút ra.Phần 2: Mô tả vấn đề - Phân tích và bình luậnI/ Khái niệm tỷ giá: - Trong tài chính, tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác. Ví dụ, một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của đồng Việt Nam (VND) với đô la Mỹ (US$) là 20 000 có nghĩa là 20 000 VND sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc ngược lại. - Trong thị trường ngoại hối bán lẻ, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra khác nhau sẽ được báo giá bởi các đại lý đổi tiền. Hầu hết các trao đổi đều liên quan đến đồng nội tệ. Tỷ giá mua vào là tỉ giá mà các đại lý đổi tiền sẽ mua ngoại tệ và tỷ giá bán ra là tỉ giá mà họ sẽ bán ngoại tệ. Tỷ giá được báo giá sẽ kết hợp dự phòng cho biên của đại lý (hoặc lợi nhuận) trong trao đổi, hoặc biên có thể được phục hồi trong hình thức của một hoa hồng hoặc trong một số cách khác.Phân tích diễn biến tỷ giá một số đồng ngoại tệ và VND Page 1 - Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá: + Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia. + Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước + Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước. + Những dự đoán về tỷ giá hối đoái. + Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế. + Sự can thiệp của chính phủ. Can thiệp vào thương mại quốc tế hoặc vào đầu tư quốc tế. Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối. + Các nhân tố khác:Khủng hoảng kinh tế, xã hội, đình công,thiên tai...II/ Chế độ tỷ giá: - Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. - Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế độ tỷ giá thả nổi theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái cố định theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền (các) nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó. + Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi. + Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. + Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực.III/ Phân tích diễn biến tỷ giá của một số ngoại tệ và VND: 1) Thu thập dữ liệu: - Thống nhất, thu thập số liệu về tỷ giá vào ngày 9 hàng tháng (từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015), số liệu cập nhật lúc 18h00 mỗi ngày, theo công bố của ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hội Sở Chính tại địa chỉ website sau đây: http://www.vietcombank.com.vn/exchangerates/default.aspxPhân tích diễn biến tỷ giá một số đồng ngoại tệ và VND ...