Thông tin tài liệu:
Bài tập nhóm môn Pháp luật kinh doanh với chủ đề: Những quy định pháp lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm các nội dung chính được trình bày như sau: những quy định pháp lý về công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên, trình tự thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm môn Pháp luật kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
********************
BÀI TẬP NHÓM
MÔN : PHÁP LUẬT KINH DOANH
CHỦ ĐỀ:
NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN
Lớp tín chỉ: Pháp luật kinh doanh(116)_14
MỤC LỤC
A. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
(TNHH) MỘT THÀNH VIÊN _________________________________________3
I. Khái niệm: ________________________________________________________3
II. Đặc điểm của công ty TNHH một thành
viên_____________________________3 III. Điều kiện đăng ký thành lập công ty
TNHH một thành viên ________________4
IV. Trình tự thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên
__________________4 V. Cơ cấu tổ chức và quản lý công ty TNHH một thành
viên __________________6
B. TÌNH
HUỐNG____________________________________________________8
Câu 1 ______________________________________________________________8
Câu 2 _____________________________________________________________10
TÀI LIỆU THAM KHẢO____________________________________________13
A. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN (TNHH) MỘT THÀNH VIÊN
I. KHÁI NIỆM
Tại Khoản 1, điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH một thành
viên được định nghĩa như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu ( sau đây gọi là
chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Về chủ sở hữu: ( Khoản 1, điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014)
Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể là tổ chức
hoặc cá nhân.
Về vốn điều lệ: ( Khoản 1, điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014)
Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam
kết góp và ghi trong Điều lệ công ty
Về tư cách pháp lý: ( Khoản 2, điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014)
Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Về giới hạn chịu trách nhiệm:
+, Công ty chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi tài sản riêng
+, Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty giới hạn
trong phạm vi phần vốn góp vào công ty.
Về chuyển nhượng vốn: ( Mục h, khoản 1, điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014)
Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn
điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
Về phát hành chứng khoán: ( khoản 3, điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014)
Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phần.
III. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN
Đảm bảo các điều kiện sau theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014
1. Điều kiện về tài sản
2. Điều kiện ngành nghề kinh doanh:
3. Điều kiện về tên, địa chỉ doanh nghiệp
4. Điều kiên về tư cách pháp lý cuả người thành lập, quản lý và góp vốn vào
doanh nghiệp
5. Bảo đảm các số lượng thành viên và cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của
doanh nghiệp
IV. TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập
doanh nghiệp.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Ở đây loại hình
doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên.
Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên
(cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ
doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được
quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
Lựa chọn đặt tên công ty (Điều 38, 39, 40, 42 Luật doanh nghiệp 2014)
Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. ( Điều 43
Luật doanh nghiệp 2014)
Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh
người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là
giám đốc (tổng giám đốc).
Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về
đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 22
Luật doanh nghiệp 2014
Nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh (Điều 27 Luật Doanh nghiệp
2014)
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ
bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Làm con dấu pháp nhân
Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức
năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở
khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an
tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho
doanh nghiệp.
Nhận con dấu pháp nhân Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang
theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND
cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không
thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng)
cho người khác đến nhận con dấu.
Bước 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh
doanh trong thời hạn quy định.
Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số
Đăng bố cáo
Nộp tờ khai và nộp thuế môn ...