Danh mục

Bài tập nhóm Quản lý học: Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 362.34 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo cáo trình bày về các nội dung: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, đánh giá cơ cấu tổ chức của bệnh viện. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm Quản lý học: Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương ƢƠNG A. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƢƠNG B. CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC BỆNH VIỆN NHIỆT ĐỚI TRUNG ƢƠNG 1. Chuyên môn hóa công việc Mô hình tổ chức của bệnh viện mang tính chuyên môn hóa cao với các phòng, khoa, trung tâm có từng nhiệm vụ cụ thể, tách biệt. - Ưu điểm: Tính chuyên môn hóa cao có nhiều ưu điểm. + Cán bộ, công nhân viên của viện được tập trung vào làm những công việc theo đúng chuyên môn, họ có điều kiện để phát huy hết năng lực của mình. + Công việc được phân chia cho các phòng ban tương ứng nên nâng cao hiệu lực của bệnh viện, thời gian được rút ngắn. + Quyền hạn và trách nhiệm của các phòng, khoa được quy định rõ ràng, tạo sự dễ dàng cho quản lí và phát triển cán bộ của bệnh viện. + Chuyên môn hóa cũng mở rộng đối tượng tuyển dụng cho bệnh viện, tận dụng được những bác sĩ, nhân viên không cần thiết phải có kiến thức rộng mà chỉ cần có kĩ năng chuyên môn tốt. - Nhược điểm: Bên cạnh đó, chuyên môn hóa cũng có những hạn chế. + Các phòng, khoa thiếu sự liên kết với nhau. Điều này tạo ra khó khăn, bối rối khi phải thực hiện những công việc phức tạp, đòi hỏi sự hợp sức của nhiều bộ phận. + Do tính đặc thù của ngành, nếu các bác sĩ chỉ giỏi về chuyên ngành mà thiếu kinh nghiệm ở các lĩnh vực khác thì sẽ dễ dẫn đến những đánh giá sai về tình trạng bệnh nhân cũng như xác định phương pháp điều trị không phù hợp. Điều này là vô cùng nguy hiểm. 2. Hình thành các bộ phận Bệnh viện có mô hình tổ chức theo chức năng. Các bộ phận cùng chức năng được đặt trong cùng một nhóm (hành chính, lâm sàng, cận lâm sàng, các trung tâm. - Ưu điểm: Mô hình này có nhiều ưu điểm. + Ưu điểm dễ nhận thấy nhất là nó đơn giản, rõ ràng và mang tính logic cao.Ưu điểm này tạo thuận lợi cho công tác quản lí cũng như đánh giá thực trạng tổ chức, tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch phát triển về lâu dài. + Một điều quan trọng là sử dụng mô hình này có thể phát huy những ưu thế của chuyên môn hóa do các bộ phận theo chức năng tập trung vào những công việc có tính chất tương đồng nên cán bộ, công nhân viên dễ dàng tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kĩ năng hoạt động, phát huy được lợi thế quy mô, giảm được sự trùng lắp trong hoạt động. Việc đào tạo cũng đơn giản và ít tốn kém hơn. + Mô hình này tạo ra và giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng cơ bản, đặc biệt là các khối lâm sàng và cận lâm sàng – nơi diễn ra những hoạt động chính của bệnh viện. + Mô hình này cũng giúp ích cho việc chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên. Trình độ nhân viên, khả năng cũng như y đức của các bác sĩ luôn được để ý bồi dưỡng. + Mô hình tổ chức theo chức năng tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao hơn. Mọi thông tin về hoạt động của các phòng ban đều dễ dàng đến được với nhà quản lí. Từ đó, những nhà quản lí cấp cao có được cái nhìn cụ thể, chi tiết về điểm mạnh, yếu của tổ chức. - Nhược điểm: + Đầu tiên phải kể đến việc thường xuyên dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra mục tiêu cũng như phương hướng hoạt động. Do các đơn vị này không có được cái nhìn đúng đắn và cụ thể về tổng thể hoạt động của bệnh viện nên thường dẫn đến sự khác nhau trong quan điểm, khiến cho việc xác định mục tiêu và phương hướng hoạt động khác nhau, mâu thuẫn nhau. Điều này vô cùng bất lợi đối với bệnh viện với tư cách là một tổ chức thống nhất. + Sự thiếu phối hợp hành động giữa các bộ phận: Cơ cấu tổ chức đơn giản đi kèm với nó là sự rời rạc, không tạo ra được mối quan hệ giữa các khối chuyên môn. Điều này làm giảm sự linh động trong hoạt động, phân tán sức mạnh của bệnh viện. + Việc chuyên môn hóa quá mức có thể tạo ra cách nhìn hạn hẹp ở các nhà quản lí. Các nhà quản lí bậc thấp sẽ có xu hướng không quan tâm đến hoạt động chung, dẫn đến việc thiếu nắm bắt thông tin tổng thể. + Với mỗi phòng, khoa thực hiện công việc chuyên biệt của mình, bệnh viện sẽ giảm tính nhạy cảm đối với dịch vụ và khách hàng. Bệnh viện sẽ không nắm bắt được ảnh hưởng cụ thể của từng hoạt động đối với khách hàng. + Tổ chức theo chức năng làm hạn chế việc phát triển đội ngũ các nhà quản lí chung. + Mô hình này dễ dẫn đến việc đổ trách nhiệm về thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho cấp lãnh đạo cao nhất. Vì các đơn vị chỉ tập trung vào chuyên môn nên họ cũng tự cho rằng mình không có trách nhiệm trong hoạt động chung. Khi tổ chức gặp khó khăn, mặc nhiên cấp lãnh đạo cao nhất là những người chịu trách nhiệm. Với những ưu và nhược điểm nêu trên, mô hình này thích hợp với bệnh viện ở giai đoạn đầu, khi quy mô của bệnh viện còn chưa lớn, hoạt động trong một lĩnh vực. 3. Cấp quản lí và tầm quản lí - Cơ cấu tổ chức của bệnh viện có thể coi là hình tháp. Điều này là dễ hiểu trong một cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, bệnh viện đã hạn chế số cấp quản lí. - Tầm quản lí hẹp, thường sử dụng phương thức hành chính ra lệnh – kiểm tra. Công việc được mô tả chi tiết và được kiểm soát gắt gao. Điều này dễ gây ra căng thẳng, chán nản trong cán bộ, công nhân viên, khiến họ mất hứng thú đối với công việc. - Cơ cấu hình tháp phù hợp với sự chuyên môn hóa của các phòng, khoa trong bệnh viện. Các đơn vị này mang tính độc lập cao và thường không có liên hệ gì với các bộ phận khác. Công việc bị giới hạn một cách cứng nhắc. Các cá nhân làm việc độc lập, thiếu sự hợp tác. Tính linh hoạt của toàn thể bệnh viện vì thế cũng không cao. - Cơ cấu hình tháp khiến cho sự phát triển của cán bộ, công nhân viên chỉ nằm trong phạm vi của một nhóm chức năng. Điều này cũng dựa trên cơ sở của việc chuyên môn hóa. Từ mô hình cơ cấu tổ chức, có thể nhận thấy bệnh viện đã cố gắng làm giảm số cấp quản lí để có thể kết hợp được những ưu điểm của cơ cấu tổ chức nằm ngang, đó là nâng cao khả năng phối hợp giữa các đơn vị, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu lực. 4. Quyền hạn và trách nhiệm trong bệnh viện - Quyền hạn : +Các trưởng phòng, trưởng khoa: quyền tham mưu : cung cấp lời khuyên cho Ban giám đốc + Ban Giám đốc : quyề ...

Tài liệu được xem nhiều: