Danh mục

Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam (hoặc ở nước ngoài)

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.46 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam (hoặc ở nước ngoài) giới thiệu đến các bạn những nội dung về Cơ sở lý thuyết về văn hóa kinh doah của doanh nghiệp Vinamilk; Đạo đức kinh doanh; Thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần sữa việt nam - Vinamilk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam (hoặc ở nước ngoài) TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------- Đề tài 1: Tìm hiểu và phân tích về văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp ở Việt Nam (hoặc ở nước ngoài) Nhóm 32: Đoàn Đức Anh - 20181315 Nguyễn Văn Đạt - 20181869 Lại Thị Thảo Nhi - 20181913 Nguyễn Thị Minh Nguyệt - 20181912 Lời mở đầu Doanh nghiệp là những tế bào tạo nên nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động thành công hay thất bại của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển chung của đất nước. Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó các nền kinh tế, doanh nghiệp trên thế giới đang đồng thời vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh. Quan niệm chung trên thế giới hiện nay đều khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế chính là cạnh tranh về văn hóa, trong đó đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội là một yếu tố có ý nghĩa quyết định. Như vậy, đạo đức kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp có sự gắn bó hữu cơ với nhau. Trong hoạt động của mình, doanh nghiệp cần có ý thức rõ ràng về sự gắn bó hữu cơ này để tạo động lực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh trở thành một yếu tố tạo ra sự khác biệt, tính thân thiện của một doanh nghiệp đối với cộng đồng, khách hàng. Với doanh nghiệp, lợi nhuận là mục đích quan trọng. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng lợi nhuận doanh nghiệp gắn liền với đạo đức, mức độ tăng lợi nhuận gắn với mức độ tăng đạo đức . Vì vậy đạo đức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng, khi không hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh, không có ý thức xây dựng đạo đức kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ rất khó thành công. Ở Việt Nam, nhận thức về thực hiện đạo đức kinh doanh để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp chưa thực sự đầy đủ, từ đó dẫn đến việc vi phạm đạo đức kinh doanh ở những mức độ khác nhau. Vậy các doanh nghiệp phải xây dựng đạo đức kinh doanh như thế nào? Và các doanh nghiệp ở Việt Nam đang xây dựng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình ra sao. Để trả lời cho các câu hỏi đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu về chủ đề”: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay mà cụ thể là đạo đức kinh doanh của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Phần 1: Cơ sở lý thuyết về văn hóa kinh doah của doanh nghiệp Vinamilk 1.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh Văn hóa là những giá trị, thái độ hành vi giao tiếp được đa số thành viên của một nhóm người cần chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác. Văn hóa là quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Theo đó, văn hóa kinh doanh là lối ứng xử của cá nhân, tổ chức làm kinh tế với tất cả những gì liên quan, phù hợp với xu thế thời đại. Do vậy, theo nghĩa hẹp có thể hiểu: Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực các quan niệm hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, với tự nhiên ở một công đồng hay một khu vực. Bản chất của văn hóa kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái dụng, cái tốt và cái đẹp. Văn hóa kinh doanh là một phương diện của văn hóa xã hội, kinh doanh có văn hóa đòi hỏi chủ thể của nó không chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận cá nhân mà còn mang đến cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho khách hàng, đối tác và xã hội. Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lí kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh 1.2. Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh - Tính tập quán: hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong một hoạt động hay môi trường kinh doanh cụ thể - Tính cộng đồng: kinh doanh bao gồm một hệ thống các hoạt động có tính chất đặc trưng với mục tiêu và lợi nhuận của chủ và các nhu cầu đáp ứng của khách hàng, kinh doanh không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động. Do đó, văn hóa kinh doanh - thuộc tính vốn có của kinh doanh- sẽ là sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng kinh doanh. - Tính dân tộc: tính dân tộc là một đặc trưng tất yếu của văn hóa kinh doanh, vì bản thân văn hóa kinh doanh là một tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc và mỗi chủ thể kinh doanh đều thuộc về một dân tộc cụ thể với một phần nhân cách tuân theo các giá trị của văn hóa dân tộc - Tính khách quan: mặc dù văn hóa kinh doanh là sự thể hiện qua điểm chủ quan cửa từng chủ thể kinh doanh, nhưng do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác động của nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập... nên văn hóa kinh doanh tồn tại khách quan ngay với chính chủ thể kinh doanh. - Tính kế thừa: cũng giống như văn hóa, văn hóa kinh doanh là sự tích tụ của tất cả các hoàn cảnh. Trong quá trình kinh doanh mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: