Danh mục

Bài tập ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đàm Quang Trung

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.58 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Bài tập ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đàm Quang Trung” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Đàm Quang Trung TRƯỜNG THCS ĐÀM QUANG TRUNG NHÓM NGỮ VĂN 9 BÀI TẬP ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ 1 CHUYÊN ĐỀ 1 Câu 1. Cho biết các câu thành ngữ, tục ngữ, cụm từ sau đây có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Mỗi dòng nêu dưới thuộc trường hợp vi phạm hay tuân thủ phương châm hội thoại? - Ăn ngay nói thật - Hứa hươu hứa vượn - Dây cà ra dây muống - Điều nặng tiếng nhẹ - Nói nước đôi - Ăn ốc nói mò - Nói bóng nói gió - Gọi dạ bảo vâng - Ăn nói lấc cấc - Nói lạc đề - Nói trạng - Ăn đơm nói đặt - Nói như đấm vào tai - Chuyện nọ xọ chuyện kia - Mồm loa mép giải Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làngViệt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấytuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà lại làm cái giống Việt gianbán nước để nhục nhã thế này. Ông lão bổng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. (Kim Lân - Làng) a. Câu nào có lời dẫn trực tiếp, câu nào có lời dẫn gián tiếp? Đó là lời nói hay ý nghĩcủa nhân vật ? b. Câu cuối của phần trích trên có phải là câu dẫn gián tiếp không? Vì sao? ________________________________________________________________________ Nhóm Ngữ văn 9 - Trường THCS Đàm Quang Trung Trang 1 Câu 3. Trong các câu thơ sau, từ in đậm được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ẩn dụ,nghĩa chuyển hoán dụ : a. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ thay lời nước non. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. Ra đậu dặm xa dò bụng biển Đàn đan thế trận lưới vây giăng (Huy Cận - Đoàn thuyền đánh-cá) Câu 4. Đọc các câu thơ sau : a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương, Viếng lăng Bác) b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) c. Thuyền về có nhớ bến chăng ? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ( Ca dao ) d. Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. (Tố Hữu, Việt Bắc ) Các từ in đậm trong các câu thơ trên được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào?Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa đượckhông? Vì sao? Câu 5. Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thựchiện phép tu từ đó. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh, Cảnh khuya) ________________________________________________________________________ Nhóm Ngữ văn 9 - Trường THCS Đàm Quang Trung Trang 2 Câu 6. Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài : “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”. (Vũ Đình Liên, Ông đồ) Câu 7. Cho các từ ngữ : nói có sách, mách có chứng; nói leo; nói dối; nói ra đầu ra đũa.Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau : a. Nói có căn cứ chắc chắn là /…(a)…/. b. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là /…(b)…/. c. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /…(c)…/. d. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là /…(d)…/. Câu 8. Trong hai câu sau, trường hợp nào muối được dùng như một thuật ngữ, trường hợpnào muối được dùng như một từ thông thường ? a. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (Tế Hanh, Quê hương) b. Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kếtvới một hay nhiều gốc a-xít. (Từ điển tiếng Việt) Câu 9. Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao củatrúc, của tre … “Tre già măng mọc”. Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam, lứa măngnon của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt. Nhưng, nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam,… (Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới, Ngữ văn 6, Tập hai) a) Đọc đoạn trích trên, hãy xác định: - Từ láy. - Thành ngữ. b) Từ măng trong lứa măng non được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? ________________________________________________________________________ Nhóm Ngữ văn 9 - Trường THCS Đàm Quang Trung Trang 3 Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng - Ngủ ngoan a-kay ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: