Danh mục

Bài tập Phần lập trình cơ bản

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết 25 câu hỏi, bài tập về lập trình cơ bản, hỗ trợ sinh viên củng cố và ôn luyện kiến thức hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập Phần lập trình cơ bảnBÀI TẬP PHẦN LẬP TRÌNH CƠ BẢN 1. Viết chương trình cho phép nhập vào các hệ số a, b và c và giải phương trình bậc hai a*x2+b*x+c = 0. 2. Viết chương trình cho phép nhập vào các hệ số a1, b1, c1, a2, b2, c2 và giải hệ bậc nhất sau: a1* x + b1* y = c1 a2* x + b2* y = c2 3. Viết chương trình cho phép nhập vào ba số thực a, b, c và kiểm tra xem chúng có phải là số đo các cạnh của: 1) một tam giác; 2) một tam giác vuông; 3) một tam giác cân; 4) một tam giác đều hay không? In kết quả ra màn hình. 4. Viết chương trình trong đó gán sẵn toạ độ tâm O và bán kính r của một hình tròn, nhập vào toạ độ của điểm M bất kì từ bàn phím, và hãy cho biết vị trí tương đối của M so với đường tròn: ở trong, trên hay ngoài đường tròn? 5. Viết chương trình cho phép nhập vào hai số a, b và một ký tự k, nếu k là một trong bốn ký tự biểu diễn phép toán ‘+’, ‘-‘, ‘*’, ‘/’ thì thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia của a và b và in kết quả ra màn hình. 6. Tên của năm âm lịch được cấu tạo từ hai thành phần là can và chi, ví dụ năm 2010 tương ứng với năm âm lịch là Canh Dần trong đó Canh là can và Dần là chi. Có tất cả 10 can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và 12 chi là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Viết chương trình cho phép nhập vào một năm dương lịch (ví dụ 2015) và hãy đưa ra tên âm lịch tương ứng của năm đó biết rằng phần can và chi được lấy lần lượt xoay vòng (hết cuối chuyển về đầu) theo thứ tự kể trên. 7. Giả sử biết ngày đầu của một tháng (nào đó) là ngày thứ mấy trong tuần, hãy viết chương trình cho phép nhập vào ngày bất kỳ của tháng đó và cho biết đó là ngày thứ mấy trong tuần. Ví dụ nếu ngày 1 (của tháng nào đó) là Thứ 2 thì ngày 5 (của tháng đó) là Thứ 6. 8. Viết chương trình cho phép nhập vào tháng/năm, hãy cho biết số ngày của tháng/năm đó trong năm. Biết rằng các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày; các tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày; tháng 2 năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày. Những năm không chia hết cho 4 hoặc những năm chẵn 1 thế kỷ nhưng không chia hết cho 400 là năm thường, ví dụ các năm 1996, 2000 là năm nhuận; các năm 1900 hay 2002 không nhuận. 9. (*) Giả sử biết ngày đầu tiên của một năm (nào đó) là ngày thứ mấy trong tuần, hãy viết chương trình cho phép nhập vào ngày, tháng, năm (của năm đó) và cho biết đó là ngày thứ mấy trong tuần. Ví dụ, ngày 1/1/2014 là ngày Thứ 4 thì ngày 3/6/2014 là ngày Thứ 3. 10. (*) Viết chương trình cho phép nhập vào ngày/tháng/năm bắt đầu và ngày/tháng/năm kết thúc, tính và in ra số ngày tính từ ngày/tháng/năm bắt đầu đến ngày/tháng/năm kết thúc. Ví dụ nếu ngày bắt đầu là 1/1/1970 và ngày kết thúc là 15/6/2014 thì số ngày tính được là 16236. 11. (*) Viết chương trình cho phép nhập vào ngày/tháng/năm bắt đầu và một số nguyên n, tính và in ra màn hình ngày/tháng/năm mới là ngày sau ngày bắt đầu n ngày. Ví dụ ngày bắt đầu là 1/1/1970 và n = 16236 thì ngày mới là 15/6/2014. 12. (*) Viết chương trình cho phép nhập vào ngày của tháng (nào đó), hãy chuyển ngày đó thành dạng chữ và in kết quả ra màn hình. Ví dụ nếu nhập vào ngày = 6 thì dạng chữ là “ngày sáu”, nếu nhập vào ngày = 31 thì dạng chữ là “ngày ba mươi mốt”. 13. (*) Viết chương trình cho phép nhập vào tháng của năm (nào đó), hãy chuyển tháng đó thành dạng chữ và in kết quả ra màn hình. Ví dụ nếu nhập vào tháng = 3 thì dạng chữ là “tháng ba”, nếu nhập vào tháng = 11 thì dạng chữ là “tháng mười một”. 14. (*) Viết chương trình cho phép nhập vào năm (nào đó) nhỏ hơn 2100, hãy chuyển năm đó thành dạng chữ và in kết quả ra màn hình. Ví dụ nếu nhập vào năm = 1989 thì dạng chữ là “năm một nghìn chín trăm tám mươi chín”. 15. (**) Viết chương trình cho phép nhập vào các giá trị ngày, tháng, năm dạng số; hãy thực hiện việc chuyển các giá trị ngày, tháng, năm đó thành dạng chữ. Ví dụ nếu nhập vào là ngày = 24, tháng = 6, năm = 2014 thì dạng chữ của các giá trị đó là “Ngày hai mươi tư tháng sáu năm hai nghìn không trăm mười bốn”. 16. (*) Viết chương trình cho phép chuyển một số tiền nguyên (dạng số) về dạng chữ của số tiền đó và in kết quả ra màn hình, ví dụ với số tiền là 1250502thì dạng chữ của nó là “Một trăm hai mươi lăm nghìn không trăm năm mươiđồng”.17. (**) Viết chương trình cho phép chuyển một số tiền (dạng số) có độ chínhxác sau dấu phảy 2 chữ số về dạng chữ của số tiền đó và in kết quả ra mànhình, ví dụ với số tiền là 125050,35 thì dạng chữ của nó là “Một trăm haimươi lăm nghìn không trăm năm mươi phảy ba mươi lăm đồng”.18. Viết chương trình cho phép tìm in ra màn hình các nghiệm nguyên dươngcủa hệ phương trình sau: X + Y + Z = 100 ...

Tài liệu được xem nhiều: