Danh mục

Bài tập thực hành1 Mô hình Mundell - Fleming

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 107.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài thi môn kinh tế vĩ mô, một học viên viết về mô hình Mundell-Fleming cho một nền kinh tế mở và nhỏ như sau: “Các tác động của một chính sách ổn định hóa kinh tế không tùy thuộc vào mức độ chuyển động của dòng vốn và vai trò của hệ thống tỷ giá hối đoái. Đối với trường hợp vốn di chuyển hoàn tự do, hệ thống tiền tệ mà tỷ giá được thả nổi theo thị trường, các công cụ tài khoá là một chính sách hữu hiệu nhất để xử lý các trường hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập thực hành1 Mô hình Mundell - Fleming Bài tập thực hành1 Mô hình Mundell-FlemingCâu 1:Trong bài thi môn kinh tế vĩ mô, một học viên viết về mô hình Mundell-Fleming chomột nền kinh tế mở và nhỏ như sau: “Các tác động của một chính sách ổn định hóa kinh tế không tùy thuộc vào mức độ chuyển động của dòng vốn và vai trò của hệ thống tỷ giá hối đoái. Đối với trường hợp vốn di chuyển hoàn tự do, hệ thống tiền tệ mà tỷ giá được thả nổi theo thị trường, các công cụ tài khoá là một chính sách hữu hiệu nhất để xử lý các trường hợp khủng hoảng. Ngược lại, trong một hệ thống mà tỷ giá bị ấn định một cách cố định, các chính sách tiền tệ đóng vai trò then chốt trong khi các chính sách can thiệp tài khoá là vô ích” a. Bạn hãy giúp đính chính lại câu trả lời này cho chính xác? b. Sử dụng kiến thức mô hình IS*-LM* chứng minh cho lập luận đúng bên trên (sau khi hoàn thành câu a)?Gợi ý: a. Câu lập luận chính xác phải được viết lại như sau: “Các tác động của một chính sách ổn định hóa kinh tế tùy thuộc vào mức độ chuyển động của dòng vốn và vai trò của hệ thống tỷ giá hối đoái. Đối với trường hợp vốn di chuyển hoàn tự do, hệ thống tiền tệ mà tỷ giá được thả nổi theo thị trường, các công cụ tiền tệ một chính sách hữu hiệu nhất để xử lý các trường hợp khủng hoảng. Ngược lại, trong một hệ thống mà tỷ giá bị ấn định một cách cố định, các chính sách tài khoá đóng vai trò then chốt trong khi các chính sách can thiệp tiền tệ là vô ích”. b. Tóm tắt của phát biều trên bằng một ma trận đơn giản: Cơ chế tỷ giá/ Chính sách Tài khoá Tiền tệ Cố định Hữu hiệu (A) Vô ích (B) Thả nổi Vô ích (C) Hữu hiệu (D) Chúng ta có thể giải thích cho tất cả 4 trường hợp A, B, C và D bằng cách diễn giải và biểu diễn bằng đồ thị của mô hình IS* và LM*. Hãy xem lại phần đáp án trong loạt câu hỏi ôn tập, chương 12, câu 1 và 2. Bạn cũng có thể thực hành lại bằng việc sử dụng chính sách mở rộng tài khoá (tăng chi tiêu G) (thay vì một chính sách thắt chặt tài khoá - tăng thuế) ở câu 1. Sau đó áp dụng một chính sách mở rộng tiền tệ (tăng cung tiền M) (thay vì một chính sách thắt chặt tiền tệ - giảm cung tiền) ở câu 2.Câu 2:1 Đây là bài tập 4 của môn Kinh tê vĩ mô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khoá 2006-2007)Xét trong điều kiện một nền kinh tế đóng, theo phương pháp đại số, giả sử ta cóphương trình các đường IS và LM như sau (xem hệ phương trình chi tiết trong ghi chúbài giảng mô hình IS-LM): a+c 1 b d Y=[ + G - T]–( )r [IS] 1− b 1− b 1− b 1− b 1 M e r=-( ) + ( )Y [LM] f P ftrên trục toạ độ (Y, r), hãy giải thích: a. Vì sao đường IS có độ dốc hướng xuống và đường LM có độ dốc hướng lên? b. Liệt kệ các yếu tố tác động có thể có thuộc về chính sách và không thuộc về chính sách làm dịch chuyển đường IS và đường LM? c. Ý nghĩa kinh tế của điểm cân bằng trong mô hình IS-LM?Gợi ý:Mô hình IS-LM cho chúng ta một cách nhìn chi tiết hơn về những điều ẩn chứa phíasau tổng cầu. Nó tách tổng cầu thành hai thị trường cấu thành: thị trường hàng hoá vàthị trường tiền tệ. Thị trường hàng hoá tóm tắt bằng đường IS và thị trường tiền tệbiễu diễn bằng đường LM. Có một số ưu điểm của cách phân tích này: (1) thứ nhất,chúng ta có thể nhận định về hai thị trường một cách tách biệt; (2) thứ hai, chúng ta cóthể xác định lãi suất một cách dễ dàng; (3) thứ ba, chúng ta có thể xem xét và phân biệttác động của hai chính sách tài khoá và tiền tệ. a. Vì hai đường IS và LM được vẽ trên cùng toạ độ (Y, r) nên để xem xét hướng dốc lên của LM và hướng xuống của IS, chúng ta tìm quan hệ giữa Y và r (với các yếu tố khác trong phương trình của IS và LM cho trước): • Đường IS có độ dốc âm: tăng (giảm) r => giảm (tăng) I => giảm (tăng) Y • Đường LM có độ dốc dương: tăng (giảm) Y => tăng (giảm) cầu tiền L => tăng (giảm) r b. Căn cứ vào hệ phương trình cho trước bên trên, chúng ta có các kết luận sau: Đối với đường IS: • Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy của cầu đầu tư so với lãi suất, thể hiện qua d và khuynh hướng tiêu dùng biên b. (d càng lớn, đường IS càng thoải; b càng lớn đường IS càng thoải). • Sự dịch chuyển đường IS phụ thuộc vào G và T. Hay chính sách tài khoá làm dịch chuyển IS. Như tăng G (giảm T), IS ...

Tài liệu được xem nhiều: