Bài tập tự luyện: Dãy điện hóa của kim loại được biên soạn kèm theo bài giảng "Dãy điện hóa của kim loại" thuộc khóa học LTĐH KIT-1 môn Hóa học do thầy Vũ Khắc Ngọc biên soạn và giảng dạy. Tài liệu gồm có 79 câu hỏi trắc nghiệm về môn Hóa học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập tự luyện: Dãy điện hóa của kim loạiKhóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Dãy điện hóa của kim loại DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Lý thuyết và bài tập về dãy điện hóa của kim loại” thuộc Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Lý thuyết và bài tập về dãy điện hóa của kim loại” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này.Câu 1: Theo dãy thế điện hóa của kim loại thì từ trái sang phải: A. Tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần. B. Tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại giảm dần. C. Tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần. D. Tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần.Câu 2: Những kết luận nào sau đây đúng, từ dãy điện hóa: 1. Kim loại càng về bên trái thì càng hoạt động (càng dễ bị oxi hóa); các ion của kim loại đó có tính oxihóa càng yếu (càng khó bị khử). 2. Kim loại đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối. 3. Kim loại không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối. 4. Kim loại đặt bên trái hiđro đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit không có tính oxi hóa. 5. Chỉ những kim loại đầu dãy mới đẩy được hiđro ra khỏi nước. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 2, 4.Câu 3: Dùng phản ứng của kim loại với dung dịch muối không thể chứng minh: A. Cu có tính khử mạnh hơn Ag. B. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+. 3+ 2+ C. Fe có tính oxi hóa mạnh hơn Fe . D. K có tính khử mạnh hơn Ca.Câu 4: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4→ FeSO4+ Cu.Trong phản ứng trên xảy ra: A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008)Câu 5: Trong pin điện hóa Zn-Cu, quá trình khử trong pin là: A. Cu → Cu2+ + 2e. B. Zn → Zn2+ + 2e. 2 C. Zn + 2e → Zn. D. Cu2+ + 2e → Cu. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007)Câu 6: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dungdịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng: A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng. B. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng. C. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm. D. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008)Câu 7: Cho các cặp điện cực: Mg - Zn, Cu - Ag, Fe - Al, những kim loại đóng vai trò cực âm là: A. Mg, Cu, Al. B. Zn, Ag, Fe. C. Zn, Ag, Al. D. Mg, Cu, Fe.Câu 8: Trong số các pin điện hoá được tạo thành từ các cặp oxi hoá khử sau đây: Fe2+/Fe và Pb2+/Pb;Fe2+/Fe và Zn2+/Zn; Fe2+/Fe và Sn2+/Sn; Fe2+/Fe và Ni2+/Ni, số trường hợp sắt đóng vai trò cực âm là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.Câu 9: Cho các pin điện hóa được ghép bởi các cặp oxi hóa-khử chuẩn sau: a. Ni2+/Ni và Zn2+/Zn b. Cu2+/Cu và Hg2+/Hg 2+ 2+ c. Mg /Mg và Pb /PbĐiện cực dương của các pin điện hóa đó lần lượt là: A. Zn, Hg, Pb. B. Ni, Hg, Pb. C. Ni, Cu, Mg. D. Zn, Hg, Mg.Câu 10: Dãy kim loại nào dưới đây đã được xếp theo chiều tăng dần của tính khử: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Dãy điện hóa của kim loại A. Al, Mg, Ca, K. B. K, Ca, Mg, Al. C. Al, Mg, K, Ca. D. Ca, K, Mg, Al.Câu 11: Cho hỗn hợp kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 thứ tự kim loại tác dụng vớimuối là: A. Fe, Zn, Mg. B. Zn, Mg, Fe. C. Mg, Fe, Zn. D. Mg, Zn, Fe.Câu 12: Cho các cặp chất oxi hoá – khử sau: Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Hg2+/Hg. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng: A. Tính oxi hoá: Ni2+ < Cu2+ < Hg2+ B. Tính khử: Ni < Cu < Hg. C. Tính ...