Bài thảo luận: Hệ thống kế toán thuế Nhật Bản trình bày những hiểu biết chung về nước Nhật Bản, hệ thống kế toán thuế của Nhật, mức thuế ở Nhật Bản, Nguyên tắc thuế theo luật, phương pháp để xác định nghĩa vụ thuế, một số thuế tại Nhật Bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thảo luận: Hệ thống kế toán thuế Nhật Bản
Chủ đề số 4: Hệ thống kế toán thuế Nhật Bản
Nguồn tài liệu: Tài liệu “Hướng dẫn Thuế Nhật Bản” được biên soạn bởi
các Ủy ban Quan hệ quốc tế của Liên đoàn Nhật Bản của CPTAs'
http://www.dulichnhatban.com/
I. Tìm hiểu chung về nước Nhật Bản
Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Từ một quốc gia khó khăn
và thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục,
hồi sinh và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới.
Trong sự phát triển đất nước. Văn hóa Nhật Bản là một yếu tố nội sinh, một động
lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay của đất nước. Đặc biệt, hiện nay, khi đang gồng
mình khắc phục hậu quả của thiên tai, bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do
động đất và sóng thần, nước Nhật đã tạo được uy tín lớn bởi sự kiên cường, đoàn
kết và trật tự của người Nhật.
1. Văn hóa Nhật
Văn hóa Nhật đặc trưng bởi tinh thần võ sĩ đạo.
Xã hội Nhật Bản có ba tầng lớp chính là quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ
công. Có thể nói cách sống của tầng lớp võ sĩ có ảnh hưởng đến xã hội Nhật trong
lối sống nhiều nhất. Tầng lớp võ sĩ chuộng sự đơn giản nhưng sâu lắng do ảnh
hưởng của thiền, họ luôn tìm thấy cái đẹp trong sự đơn giản khiết bạch. Chính tinh
thần thượng võ của giới võ sĩ đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Nhật Bản, nên
nhờ vậy mà nước Nhật điêu tàn sau chiến tranh trở nên một nước hùng mạnh nhất
nhì thế giới, và cũng nhờ đó mà nước Nhật tiến bộ hơn hầu hết các nước châu Á
khác trước chiến tranh thế giới thứ hai.
* Nhấn mạnh sự hoà hợp (harmony) Chữ ‘hoà’ vì đối với người Nhật quá
quan trọng, đã trở thành một tiếng mang cùng nghĩa với Nhật Bản
- Trong một hãng hay một công ty, văn phòng quan trọng nhất không phải là tài
chánh, kinh doanh hay kế toán, mà chính là Jinji-ka (Nhân sự - Khoa), tức là ‘Phòng
Nhân sự’, hay Personnel Department — tức phòng lo việc bổ nhiệm, thuyên chuyển,
giữ hồ sơ, lý lịch của nhân viên đồng thời lo việc liên lạc hay giao tế. Lý do là vì
người Nhật xem ‘hoà’ là tối thiết yếu.
* Tính hiếu kỳ và nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài . Mặc dầu rất nhạy
cảm đối với văn hoá nước ngoài, người Nhật Bản rất ý thức về tài sản văn hoá của
họ — một nền văn hoá đã được trang trọng tích luỹ và bồi dưỡng qua các tri ều đ ại.
Người Nhật không ngừng theo dõi những diễn tiến trên thế giới bên ngoài, cân nhắc
và đánh giá ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đối với Nhật Bản. Một
điều đáng chú ý là khi họ biết trào lưu nào đang thắng thế thì họ có khuynh hướng
chấp nhận, nghiên cứu, học hỏi, không để mất thời cơ. Tinh thần thực dụng, óc hiếu
kỳ và nhạy cảm, và luôn luôn cầu tiến là những động l ực thúc đẩy họ bắt kịp các
nước tiên tiến.
* Suy nghĩ và làm việc tập thể (group-orientation) Tập thể đóng vai trò quan
trọng trong đời sống người Nhật. Một biểu tượng rõ ràng nhất của khuynh hướng
này là cách xưng hô watashitachi hoặc wareware (chúng tôi), thay vìwatashi (tôi) khi
họ tiếp xúc với người lạ. Trước khi bắt đầu câu chuyện với người lạ, người Nhật
thường trình danh thiếp để giới thiệu tên họ của mình và cơ quan mình trực thuộc.
Khi giao thiệp với người Nhật việc trao đổi danh thiếp mang một ý nghĩa quan trọng,
bởi lẽ không trình danh thiếp có thể hiểu là buổi gặp gỡ không chính thức cho lắm.
Vì tập thể mang một ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Nhật nên một
trong những việc cấm kỵ nhất là làm mất danh dự của tập thể
* Suy nghĩ và làm việc có mục tiêu nhất định (goal-orientation)
* Tôn trọng thứ bậc (hierarchy): Ý thức tôn trọng thứ bậc chắc hẳn đã có từ
xưa trong đời sống của người Nhật Bản . Ngày nay, ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn
được biểu hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, trong phòng họp người có chức vụ
thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao càng ngồi gần phía bên
trong. Trong các buổi tiệc tùng, ăn uống đột xuất ở nhà hàng, v.v. không ai bảo ai, tất
cả đều biết chỗ mình có thể ngồi mà không đi ngược lại trật tự thứ bậc. Trong cách
ăn nói cũng vậy, đối với người có chức vụ cao thì dùng ngôn ngữ kính trọng ( keigo),
khi nói về mình hay những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm tốn
(kensongo).
2. Chính trị
Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó
Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và
chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn
các quyết định vi hiến của chính phủ.
Nhật không áp dụng chế độ tổng thống được trực tiếp bầu ra như Hoa Kỳ,
mà chọn chế độ nội các nghị viện kiểu Anh quốc.
Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các
nước có nền dân chủ đầy đủ (ưu việt nhất).
3. Kinh tế.
Năm 1990 tình hình tài chính tại Nhật có nhiều căng thẳng, bản chất lỗi thời
của thực hành quản lý trong bộ máy quan liêu của chính phủ trở nên rõ ràng. Từ đây
Nhật đã bắt đầu áp dụng ...