Qua bài Câu Cá Mùa Thu, Nguyến Khuyến đã thể hiện rõ vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ,... Bài văn mẫu dưới đâysẽ giúp các em hiểu thêm về sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế đồng thời cho thấy tình yêu quê hương, đất nước, tâm rạng thời thế của tác giả. Mời các em tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giảVĂN MẪU LỚP 11 HÃY LÀM RÕ Ý KIẾN SAU: “BÀI THƠ CÂU CÁ MÙA THU THẺ HIỆN SỰ CẢM NHẬN VÀ NGHỆ THUẬT GỢI TẢ TINH TẾ CỦA NGUYỄN KHUYẾN VỀ CẢNH SẮC MÙA THU ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ, ĐỒNG THỜI CHO THẤY TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN, ĐẤT NƯỚC, TÂM TRẠNG THỜI THẾ CỦA TÁC GIẢ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao thi nhân đã gửi lòng mình vào những trang thơ viết về thiên nhiên. – Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đã dành nhiều trang viết cho thiên nhiên. Tiêu biểu nhất là chùm thơ gồm ba bài viết về mùa thu: Thu vịnh (Vịnh mùa thu), Thu điếu (Câu cá mùa thu) và Thu ẩm (Uống rượu mùa thu). Chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là hiện tượng độc đáo và là cống hiến xuất sắc của nhà thơ. – Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khụyến vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Phân tích bài thơ, ta không chĩ thấy vẻ đẹp đến nao lòng của thiên nhiên làng quê Việt Nam mà còn hiểu được tâm trạng thời thế của nhà thơ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam vào mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ a) Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của tác giả Nếu ở bài Vịnh mùa thu, cảnh thu được đón nhận từ cao xa đến gần rồi từ gần đến cao xa thì ở bài Câu cá mùa thu, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Với sự quan sát này, ta thấy bức tranh thiên nhiên hiện lên từ một khung ao thu hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu đã mở ra nhiều hướng thật sinh động, hấp dẫn. b) Cảnh thu – Vẻ đẹp của mùa thu trước hết thể hiện ở không khí mùa thu dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Cảnh vật có sắc màu sắc, đường nét thật hài hoà: nước trong veo, sóng biếc còn trời thì xanh ngắt. Đường nét có “ngõ trúc quanh co”. Không những vậy, sự chuyển động thật nhẹ nhàng: sóng, “hơi gợn tí”, lá vàng “ “ khẽ đưa vèo”. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết sau khi đọc bài Câu cá mùa thu: “Cái thú vị của bài thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có màu vàng đâm ngang của chiếc tá vàng rơi”. Ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu theo đó cùng bé tẻo teo và dáng người cũng như thu lại. Nét đẹp riêng của làng quê Bắc Bộ, cái hồn dân tộc đã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co. – Cảnh trong bài thơ Câu cá mùa thu là cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong Câu cá mùa thu là không gian yên tĩnh, vắng người, vắng tiếng: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Những chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo thành âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên áng, tĩnh mịch của cảnh vật. Tác giả lấy động để nói tĩnh, lấy âm thanh quá nhỏ của tiếng cá đớp mồi đâu đó trong ao để nói lên cái tĩnh lặng của không gian làng quê Việt Nam vào mùa thu. Trời thăm thẳm một màu xanh, vài đám mây lững lờ trôi như tôn thêm độ cao xa của không gian “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”. Đường đi lối lại trong thôn viền rặng trúc không ồn ào “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Tóm lại, bài Câu cá mùa thu là bài thơ điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam. Một loạt từ láy lạnh lẽo, tẻo leo kết hợp với vần eo ở cuối các dòng thơ có tác dụng gợi tả vẻ đẹp dịu nhẹ và tĩnh lặng rất đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ. Mọi chi tiết đều được chắt lọc sao cho mỗi cảnh sắc chỉ cần điểm một nét, cộng hưởng thành màu sắc thu đích thực và độc đáo. Ông kết hợp tuyệt diệu hình ảnh và từ ngữ. Cả bức tranh có vẻ tĩnh lặng nhưng từng chi tiết thì động và gợi cảm. 2. Tâm trạng của nhà thơ – Bài thơ nói về chuyện câu cá mùa thu nhưng thực ra không chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng. Tĩnh lặng trong cảm nhận độ trong veo của nước, cái “hơi gợn tí” của sóng, độ rơi khe khẽ của lá. Đặc biệt sự tĩnh lặng trong tâm hồn thi nhân được gợi lên một cách sâu sắc từ âm thanh tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo. Cái động rất nhỏ ở ngoại cảnh gây ấn tượng đậm đến thế, là bởi tâm cảnh đang đang trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. – Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô qụanh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Cái se lạnh của cảnh thu, của ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan tỏa ra cảnh vật? Cảnh vật êm đềm mà u tịch. Nhà thơ “tựa gối ôm cần” chìm đắm vào cảnh vật tựa sống trong mơ. Đó là tư thế ngồi của người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Chỉ đến khi có tiếng “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, nhà thơ như bừng tỉnh và mới trở về cõi thực mà thôi. Tại sao nhà thơ lại có tâm trạng cô quạnh, uẩn khúc như vậy? Phải chăng là người tài cao học rộng ...