Danh mục

Bài thơ Trên đầu tôi lại những đám mây đen... phương pháp phân tíc họch Phần 2

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.18 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính cái cấp độ này đây, cấp độ quan trọng nhất, đồng thời cũng còn ít được nghiên cứu nhất trong cấu trúc tác phẩm thơ - cấp độ “topica”, tức là cấp độ chủ đề, tư tưởng, hình tượng và môtíp, tất cả những gì người ta vẫn thường gọi là “nội dung”, chúng tôi sẽ cố gắng đúc kết và miêu tả một cách hệ thống trong bài phân tích này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thơ "Trên đầu tôi lại những đám mây đen..." phương pháp phân tíc họch Phần 2 Bài thơ Trên đầu tôi lại những đám mây đen... phương pháp phân tích Phần 2 Chính cái cấp độ này đây, cấp độ quan trọng nhất, đồng thời cũng còn ítđược nghiên cứu nhất trong cấu trúc tác phẩm thơ - cấp độ “topica”, tức là cấp độ chủ đề,tư tưởng, hình tượng và môtíp, tất cả những gì người ta vẫn thường gọi là “nội dung”, -chúng tôi sẽ cố gắng đúc kết và miêu tả một cách hệ thống trong bài phân tích này. Quảthật, khi phải phân tích tác phẩm văn xuôi, ta thường thuật lại cốt truyện rồi thêm vào mấynhận xét rời rạc về cái gọi là đặc điểm nghệ thuật (tức là về phong cách) - trong các sáchgiáo khoa việc phân tích thường vẫn làm như thế - và bảo đó là phân tích nội dung và hìnhthức. Nhưng trong các bài thơ trữ tình, cốt truyện hoàn toàn chẳng có, vậy ta sẽ phát hiện vàtrình bày nội dung thế nào? Mọi người đều biết truyền thống đặt nhan đề theo kiểu mở rộng của thơ trữ tình cổđiển Trung Hoa (ví dụ mang tính ước lệ): “Qua cầu Hán giang, nhìn hạc bay trên trời, nhớbạn nơi xa”, “Nghỉ đông trong núi Kỳ Sơn, ngẫm ngày tháng thoi đưa, chạnh lòng thươngHậu Chủ”. Chúng ta cũng thử phỏng thuật bài thơ của Pushkin như thế: “Thi nhân đợi bãotố cuộc đời và tìm sự khích lệ nơi người tình”. Nếu lập được một bảng tổng hợp các địnhthức nội dung của thơ trữ tình cổ điển Nga theo dạng như thế thì quý giá biết chừng nào.Nhưng đây là nhiệm vụ muôn vàn gian nan. Tôi đã lập các định thức như thế cho mỗi mộttập thơ cuối mùa của Briusov, và thấy đó quả là công việc khổ sai. Cần phải bắt tay phân tích một tác phẩm thơ như thế nào - phải trả lời ra sao cho câuhỏi: “Hãy nói tất cả những gì anh có thể nói về bài thơ này”? Có ba cách. Cách tiếp cận thứnhất - từ ấn tượng chung: tôi nhìn vào bài thơ và cố gắng xem thử có cái gì trong đó vừamới nhìn đã đập ngay vào mắt và vì sao nó lại đập ngay vào mắt mình như thế. Trước bàithơ của Pushkin, anh sinh viên giả định của chúng ta đã hành động như thế, chỉ có điều làanh ta không biết vì sao lại làm như vậy. Giả dụ chúng ta không thông minh hơn cậu sinhviên và chẳng nói được gì về ấn tượng chung thì phải làm thế nào? Khi ấy chúng ta phải tìmđếncách tiếp cận thứ hai - đọc chậm: tôi đọc bài thơ chậm rãi, dừng lại sau mỗi dòng, mỗikhổ hoặc mỗi câu, và cố nghĩ xem, câu ấy đã mang lại cái gì mới mẻ cho cách hiểu văn bảncủa tôi, nó đã làm thay đổi cách hiểu cũ như thế nào (xin nhắc lại: ở đây chỉ nói về lời củavăn bản chứ không phải những liên tưởng tự do có thể xuất hiện trong đầu chúng ta. Nhữngliên tưởng như thế thường cản trở chứ không giúp cho sự hiểu). Nhưng lại thử cho rằng,chúng ta đần độn tới mức, làm như thế cũng chẳng nên cơm cháo gì. Khi ấy chỉ cònlại cách tiếp cận thứ ba, mang tính chất cơ giới, - đọc theo từ loại. Đọc kĩ bài thơ rồi chép ragiấy theo thứ tự từ trái sang phải các danh từ (tuỳ theo sức của mình phân nhóm chúng theochủ đề), tiếp theo là các tính từ, sau nữa là các động từ. Những từ ngữ như thế sẽ mở ratrước mắt ta thế giới nghệ thuật của tác phẩm: từ các danh từ, ta có bộ phận vật thể cảmtính (và cả khái niệm); từ các tính từ - bộ phận sắc điệu xúc cảm (và cả tình cảm); từ cácđộng từ - bộ phận các hoạt động và các trạng thái đang diễn ra trong thế giới ấy. (Hình tượng, mô típ, và cả cốt truyện nữa, thực ra là gì? Hình tượng - là mọi sự vậthoặc nhân vật được hình dung một cách cảm tính, tức là mỗi danh từ đều có tiềm năng ấy.Môtip - là mọi hoạt động, tức là mỗi động từ trong tiềm năng. Cốt truyện là trình tự của cácmôtíp có quan hệ với nhau. Chẳng hạn, theo B.I. Jarkho: “ngựa” - là hình tượng; “ngựa gãychân” - là mô típ; còn “ngựa gãy chân - Đức Kitô chữa lành chân ngựa” - đó là cốt truyện(“đây là cốt truyện điển hình của phần trần thuật trong lời thần chú do việc gãy chân”,Jarkho chú giải hơi quá cặn kẽ). Ai cũng biết, các từ “cốt truyện”, “mô típ”, nhất là “hìnhtượng” thường được sử dụng với nhiều nghĩa rất khác nhau, nhưng những từ ngữ của chúngtôi thì lại đơn giản, dễ hiểu hơn cả, nên chúng tôi cũng sẽ tiếp tục sử dụng chúng). Vậy thì bằng cách ấy chúng ta thử chép ra đây theo chủ đề tất cả các danh từ trongbài thơ của Pushkin. Chúng ta sẽ có một bức tranh đại thể như sau: mây đen kiếp vận thiên thần lòng khinh (không trung tĩnh mịch) tai hoạ (2 lần) kiên gan số phận lòng nhẫn nhịn bão táp tay bến bờ cuộc đời thời hoa ni ê n mắt nhìn hồi ức chia li giờ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: