Danh mục

Bài thực hành Nhập môn lập trình số 5: Các cấu trúc lặp

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.62 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài thực hành Nhập môn lập trình số 5: Các cấu trúc lặp đưa ra ví dụ minh họa và một số bài toán tương tự để sinh viên thực hiện viết chương trình thực hiện tính toán áp dụng cấu trúc lặp theo đúng yêu cầu đề bài với ngôn ngữ C. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thực hành Nhập môn lập trình số 5: Các cấu trúc lặpKHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH Bài thực hành số 5 Các cấu trúc lặpVí dụ minh họa:Viết chương trình cho người dùng nhập vào số nguyên N và xuất ra màn hình các số tự nhiênchẵn nhỏ hơn N theo thứ tự giảm dần.Phân tích: • Hãy bắt đầu với việc viết 1 câu lệnh nhỏ để kiểm tra 1 số i có phải là số chẵn hay không. Số i là số chẵn nếu trong phép chia cho 2 có số dư bằng 0, ngược lại thì không là số chẵn. Hình 1: Câu lệnh tính số dư trong phép chia số i cho 2 Kiểm tra xem số dư đó có bằng 0 hay không, nếu đúng thì số i là số chẵn và cho in ra màn hình Hình 2: Câu lệnh tính kiểm tra số dư • Sau đó viết 1 câu lệnh lặp, lần lượt kiểm tra các số tự nhiên nhỏ hơn N có phải là số chẵn hay không. Nếu đúng thì in ra màn hình. (Lưu ý: Do đề bài yêu cầu các số xuất ra phải theo thứ tự giảm dần, nên chúng ta xuất phát từ giá trị (N-1) rồi cho giảm dần.) Hình 3: Câu lệnh lặp dùng forNhập môn lập trình CO1003 - 2016 1KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH Hình 4: Câu lệnh lặp dùng while • Kiểm tra các trường hợp đặc biệt: Vì đề bài yêu cầu người dùng nhập vào 1 số N bất kỳ, vì thế số N có thể là số âm hoặc là số 0. Nếu N là số âm hoặc là số 0 thì sẽ không có số tự nhiên chẵn nào được xuất ra màn hình. Vì thế chúng ta cần viết thêm 1 câu lệnh để kiểm tra số N nhập vào có phải là số âm hay là số 0 hay không. Hay nói cách khác, nếu N là số dương thì chúng ta mới tiếp tục thực hiện các công đoạn như đã làm ở trên, và ngược lại N nhỏ hơn hay bằng 0 thì không làm gì cả, hoặc có thể in ra màn hình báo cho người dùng số N không phải là số dương. Hình 5: Câu lệnh kiểm tra số N là số dương Khi bắt đầu chương trình, chúng ta sẽ để câu lệnh này đầu tiên nhất. Nếu thỏa điều kiện của if thì mới tiếp tục thực hiện các công đoạn kiểm tra như đã phân tích. Hình 6: Chương trình hoàn chỉnhNhập môn lập trình CO1003 - 2016 2KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNHBài tậpCâu 1: Viết chương trình cho người dùng nhập vào số tự nhiên n. In ra màn hình các số tự nhiêntừ 1 đến n. Sau đó in ra các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn n và in ra các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn n.Câu 2: Viết chương trình cho người dùng nhập vào số nguyên z. Nếu số nguyên z không chiahết cho 7 thì yêu cầu người dùng nhập lại cho đến khi được số chia hết cho 7 thì dừng.Câu 3: Viết chương trình cho người dùng nhập vào số tự nhiên n và tính tổng các số tự nhiêntừ 1 đến n.Câu 4: Viết chương trình cho người dùng nhập vào số tự nhiên n và kiểm tra xem n có phải làsố nguyên tố hay không. Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có hai ước số là 1 và chínhnó. Ví dụ, 2 và 3 đều là số nguyên tố còn 4 thì không phải là số nguyên tố.Câu 5: Viết chương trình cho người dùng nhập vào số tự nhiên n và kiểm tra xem n có phải làsố hoàn hảo hay không. Số hoàn hảo là số tự nhiên lớn hơn 1 và tổng tất cả các ước số thực sựcủa nó bằng chính nó. Ví dụ 6 là số hoàn hảo vì 6 = 1 + 2 + 3 với 1, 2, 3 là các ước số thực sựcủa 6. HẾT.Nhập môn lập trình CO1003 - 2016 3

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: