Danh mục

Bài thuốc đông y: Cốt toái bổ - Bổ thận chắc răng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.67 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cốt toái bổ còn có tên khác là bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze. Cây sống trên các hốc đá, trên đám rêu hay trên các cây lớn (cây đa, cây si...). Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: loại lá bất thụ là lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 - 8 cm, rộng 3 - 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá hữu thụ màu xanh nhẵn, đơn,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thuốc đông y: Cốt toái bổ - Bổ thận chắc răng Bài thuốc đông y: Cốt toái bổ - Bổ thận chắc răng Cốt toái bổ còn có tên khác là bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tênkhoa học: Polypodium fortunei Kze. Cây sống trên các hốc đá, trên đám rêu hay trên các cây lớn (cây đa, câysi...). Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có2 loại lá: loại lá bất thụ là lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 - 8 cm, rộng3 - 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá hữu thụ màu xanh nhẵn, đơn,xẻ thùy lông chim, dài 25 - 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, cómang ổ bào tử xếp thành hàng ở mỗi bên gân chính. Cây mọc hoang ở khắp núiđá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta. Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), rángbay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng côngdụng và cùng tên Cốt toái bổ, cần chú ý. Thu hái, chế biến: Rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô,đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng, thái thành látnhỏ. Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt,hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Công dụng: Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), ỉa chảy kéo dài,đòn ngã chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp gãy xương, đau nhức xươngkhớp, ù tai. Liều dùng: 6g - 12g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoàikhông kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc Đơn thuốc có cốt toái bổ: Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đaurăng, chảy máu chân răng, răng lung lay. + Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vàolợi. + Thang gia vị địa hoàng: Thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, tế tân2,4g, bạch linh 12g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống ngày 1 thang. + Cốt toái bổ 15g, sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc bá tươi 10g. Sắcuống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung laychảy máu. + Cốt toái bổ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trongbầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng. + Cốt toái bổ 16g, rễ cỏ xước 12g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gốihạc 12g, thỏ ty tử 12g, hoài sơn 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữađau lưng mỏi gối do thận hư yếu Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợpté ngã bị thương, xương gãy lâu liền. Thuốc bột tẩu mã: Cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằngnhau. Tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước hoặc trộn vớinước nóng thành hồ, đắp ngoài. Chú ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được. Cây tầm gửi và tác dụng chữa bệnh Cháu muốn hỏi về đặc tính sinh học của cây tầm gửi. Cháu có nghe nói câytầm gửi trên cây gạo có thể chữa được bệnh suy thận đúng không? Và tại sao phảinhất thiết là cây tầm gửi ở trên cây gạo mà không phải ở cây khác? Theo thông tin trên mạng thì có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi. Hầu hết cácloài tầm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo ra năng lượng nhờ quá trình quang hợp.Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh. Hạt của tầm gửi được phát tánqua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùngcó lợi: Nhiều loài chim sử dụng tầm gửi để làm tổ. Các nhà khoa học thuộc Đại học Charite (Đức) cho biết chất chiết xuất từmột loài tầm gửi - Loranth, có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấncông virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnhnhân sớm phục hồi. Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): có tác dụng trị cácchứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thường phốihợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt tang ký sinh). Gần đây có những phát hiện mới về dược tính của tang ký sinh trong quátrình điều trị của một số thầy thuốc đông y: Bệnh nhân bị cao huyết áp sau điều trịhuyết áp trở lại bình thường. Bệnh nhân kèm chứng đường huyết cao, sau điều trịđường huyết giảm rõ rệt. Bệnh nhân kèm chứng co thắt mạch vành thường có cơnđau thắt ngực như dùi đâm, sau điều trị triệu chứng đau mất hẳn. Bệnh nhân kèmchứng chức năng thận suy yếu, sau điều trị chức năng thận trở lại bình thường.Tầm gửi trên cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu. Tầm gửi cây gạo: trong nhân dân có nhiều người cho rằng tầm gửi cây gạocó công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bệnh gan, thận... nênnhiều người săn tìm mua làm thuốc. Theo kinh nghiệm của những người dân thìtầm gửi tốt được phân biệt như sau: phải là tầm gửi trê ...

Tài liệu được xem nhiều: