Danh mục

Bài thuốc trị bệnh tâm phế mạn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.62 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tâm phế mạn (TPM) là một thuật ngữ ít bệnh nhân (BN) biết đến và cũng ít người hiểu rõ về chứng bệnh này. Người ta xếp nó vào nhóm bệnh lý tim mạch nhưng đôi khi cũng xem nó là bệnh lý của hô hấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thuốc trị bệnh tâm phế mạn Bài thuốc trị bệnh tâm phế mạnTâm phế mạn (TPM) là một thuật ngữ ít bệnh nhân (BN) biết đến và cũng ít ngườihiểu rõ về chứng bệnh này.Người ta xếp nó vào nhóm bệnh lý tim mạch nhưng đôi khi cũng xem nó là bệnh lý củahô hấp. Về chuyên môn thì TPM là một tình trạng gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chứcnăng của tim phải, mà hậu quả là do biến đổi cấu trúc và chức năng của phổi. Tâm là timvà phế là phổi, tức bệnh tim nhưng nguyên nhân là do phổi.Bệnh TPM đã được y học cổ truyền biết đến từ lâu dưới bệnh danh là “đàm ẩm”, “thủythũng”.Theo y học cổ truyền, TPM có nhiều thể bệnh khác nhau. Tùy thể mà dùng bài thuốcthích hợp.Thể đàm trọcTriệu chứng: ho đàm nhiều, sắc trắng dính nhớt lẫn bọt, suyễn thở đoản hơi, đoản khí, sợgió, mệt mỏi vô lực, ăn ít, chất lưỡi hơi nhạt. Rêu trắng nhớt.Bài thuốc: tô tử 9g, bán hạ 9g, đương quy 9g, cam thảo 6g, tiền hồ 6g, hậu phác 6g, nhụcquế 3g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.Thể đàm nhiều ngăn phếTriệu chứng: ho suyễn tức thở, thở hổn hển, bứt rứt, ngực đầy, đàm vàng, dính đặc; ngườinóng sợ rét, có mồ hôi không nhiều, tiểu vàng, phân khô, miệng khát, lưỡi đỏ, rêu lưỡivàng hoặc nhớt, rìa lưỡi đỏ.Bài thuốc: khoản đông hoa 10g, hạnh nhân 10g, bách bộ 10g, cam thảo 10g, hoàng cầm15g, bồ công anh 15g, tri mẫu 15g, qua lâu 20g, địa long 12g, cát cánh 10g, mạch mônđông 10g, đan sâm 12g, tử uyển 10g, xích thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.Thể hàn ngăn phếTriệu chứng: Đàm phần nhiều trắng, loãng có trạng thái bọt, hụt hơi suyễn, ớn lạnh, hơisốt, miệng khô khát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng trơn thuận.Bài thuốc: ma hoàng 9g, bạch thược 9g, tế tân 3g, can khương 3g, cam thảo 6g, quế chi6g, bán hạ 9g, ngũ vị tử 3g. Sắc uống ngày 1 thang.Thể đàm che tâm khiếuTriệu chứng: tinh thần hoảng hốt, nói sảng, bứt rứt không yên chân tay, lúc tỉnh lúc mê,co giật, suyễn gấp, ho đàm khó khạc, rêu lưỡi trắng nhớt hoặc vàng nhớt, chất lưỡi đỏ tốihoặc tím nhạt.Bài thuốc: bán hạ 8g, cát hồng 6g, chỉ thực 6g, phục linh 6g, xương bồ 3g, trúc nhự 2g,cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang.Thể phế thận khí hưTriệu chứng: thở nông, khó thở liên tục, bệnh nặng bệnh nhân phải há miệng, so vai thở,không thể nằm thở, ho đàm trắng như bọt, khạc nhổ khó, ngực bí, tinh thần hoảng hốt,mồ hôi nhớt, lưỡi nhạt hoặc tím tối.Bài thuốc: hoàng kỳ 15g, xuyên khung 15g, đan sâm 15g, phục linh 12g, hoàng cầm 12g,trúc nhự 12g, bạch truật 9g, phòng phong 12g, bán hạ 9g, đào nhân 9g, cam thảo 3g. Sắcuống ngày 1 thang.Thể dương hư thủy trànTriệu chứng: mặt phù, chân thũng, nặng thì toàn thân thũng, bụng trướng đầy nước, timhồi hộp, suyễn ho, đàm trong loãng, ăn kém, tiểu ít, sợ lạnh, mặt môi xanh tím, rêu lưỡitrắng trơn, chất lưỡi tối.Bài thuốc: kê huyết đằng 30g, uất kim 18g, hồng hoa 9g, xích thược 15g, đan sâm 15g,phụ phiến 24g, bạch truật 12g, phục linh 30g, quế tâm 9g, trạch tả 30g, xa tiền thảo 30g,mộc thông 30g, trư linh 30g.Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày, uống vào lúc no(sau khi ăn 30 phút), uống thuốc khi còn ấm. Nếu nguội hâm lại cho nóng hoặc thêm chútnước sôi.

Tài liệu được xem nhiều: