Danh mục

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.32 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạn Ngô Văn T., 56 tuổi, ở Bình Định viết: Cách nay khoảng 4 tháng, tôi cảm thấy ăn không tiêu, hay ợ chua, khám bác sĩ và chụp X-quang, chẩn đoán bị loét dạ dày tá tràng. BS chuyên khoa cho uống thuốc ngày 3 lần trong 2 tháng thì bảo ngưng. Nhưng nay tôi vẫn còn bị đau bụng lâm râm, trong khoảng 4 - 5 giờ chiều và 7 - 8 giờ tối. Ăn uống thì bình thường nhưng không thấy lên cân, để tình trạng này kéo dài tôi sợ bệnh thêm nên muốn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày Bài thuốc trị viêm loét dạ dày - Bạn Ngô Văn T., 56 tuổi, ở Bình Định viết: Cách nay khoảng 4 tháng,tôi cảm thấy ăn không tiêu, hay ợ chua, khám bác sĩ và chụp X-quang, chẩnđoán bị loét dạ dày tá tràng. BS chuyên khoa cho uống thuốc ngày 3 lần trong2 tháng thì bảo ngưng. Nhưng nay tôi vẫn còn bị đau bụng lâm râm, trongkhoảng 4 - 5 giờ chiều và 7 - 8 giờ tối. Ăn uống thì bình thường nhưng khôngthấy lên cân, để tình trạng này kéo dài tôi sợ bệnh thêm nên muốn dùngthuốc nam. Nghe nói uống mật ong với nghệ khô xay nhuyễn, dài ngày trịđược bệnh loét dạ dày có đúng không? Vậy uống như vậy lâu ngày có hại gìkhông? Ngoài nghệ - mật ong, còn có thuốc nam nào trị được loét dạ dày màkhông ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể không? + Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng như do vi khuẩnHelicobacter pylori (HP), do tăng tiết acid dịch vị, do dị ứng, do ăn uống thiếuthốn hoặc không đúng giờ giấc hoặc do phản ứng phụ của thuốc kháng viêm giảmđau, rượu gây viêm loét... Dùng 2 tháng thuốc liên tục, chắc đã loại trừ nguyên nhân thứ nhất (HP),nhưng do không khỏi bệnh nên có thể làm cho bạn mất lòng tin, thể hiện qua thưhỏi quá nhiều nghi vấn! Nguyên nhân thứ hai (tăng tiết acid dịch vị) có liên hệ đến sự lo âu, cuộcsống thiếu ổn định, thiếu tự tin... Do đó bạn không nên quá lo âu nhiều thứ, hãytạo một lối sống thư thái, tự tin, vui vẻ và dù ai cũng cần phấn đấu vươn lên nhưngcũng nên bằng lòng với những gì mà mình đang có... Ăn uống điều độ, cân bằngdinh dưỡng, nhai kỹ thức ăn, không ăn quá no (ăn làm nhiều bữa hơn), uống thêmsữa và nhất là ăn uống đúng giờ giấc, không để quá bữa mà chưa ăn. Có thể mangtheo bên mình một loại bánh quy chẳng hạn, lỡ quá bữa chưa ăn bị đau thì ăn tạm,cũng là cách để khỏi bị đau dạ dày ở người bị tiết nhiều dịch vị. Nếu cảm thấy ăn khó tiêu, sau bữa ăn nên tráng miệng bằng một miếng Đuđủ hoặc Thơm (Dứa). - Nghệ + Mật ong, là một bài thuốc trị đau dạ dày tá tràng theo kinh nghiệmdân gian: 200 g bột Nghệ khô hòa trong 1 lít Mật ong để dành dùng dần. Trước khidùng, lắc chai cho đều rồi lấy 1 muỗng canh uống sau bữa ăn, ngày 2 - 3 lần. Mỗilít mật nghệ dùng được 1 tháng. Uống vài ba tháng liền. (Nên mua 1 kg Nghệ củthật già về rửa sạch, xắt lát phơi khô, xay giã nhuyễn thành bột để dùng, chứ đừngmua bột nghệ ngoài chợ, thường bị trộn bột gạo và mạc cưa, có hại bao tử). - Chuối nấu, bạn có thể ăn mỗi ngày 3 - 4 trái Chuối nấu (1 trái Chuối tiêuhọa hoặc 2 - 3 trái Chuối sáp luộc), để ngừa và trị viêm loét dạ dày tá tràng (xembài “Chuối - thức ăn và vị thuốc”, chuyên đề Sức khỏe KHPT số 176). - Gel Lô hội (Aloe vera gel), bạn cũng có thể dùng lá Nha đam (Lô hội),gọt bỏ vỏ xanh, lấy chất gel trong suốt, độ 200 g ăn sống mỗi ngày, trong vài batháng. DS. PHAN ĐỨC BÌNH LY. ĐINH BÁ LUYỆN Khát nước và nước giải khát Thứ bảy, 13/03/2010, 22:40 GMT+7 Khát nước là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu sự mất nước do bất lợi củamôi trường như nắng nóng hoặc vì lao động nặng nhọc. Đó là lúc ta phảiuống bù vào bằng những thứ nước giải khát “có chất lượng” để điều chỉnh sựmất nước và mất muối do đổ mồ hôi… Nhu cầu sinh lý tối thiểu về nước giải khát bình thường ở xứ nóng như tavào khoảng 2 - 3 lít/ngày/người (1 g nước cho mỗi calori ăn vào). Khi cơ thể hoạtđộng chân tay nặng nhọc, nhất là trong môi trường nắng nóng, nhu cầu nước cóthể lên đến 4 - 7 lít mỗi ngày. Sự mất nước theo mồ hôi luôn luôn kèm theo sự mất muối khoáng (natri vàkali) nên nước giải khát cần phải có 0,5 - 1% muối ăn để giữ cân bằng chất điệngiải. Ngoài ra cơ thể còn bị mất hoặc thiếu các sinh tố, khoáng chất khác nên nướctrái cây tươi các loại là thứ giải khát rất tốt. Những trái cây tươi và củ tươi nhưdừa, cam, quýt, bưởi, dưa gan, dưa leo, thanh long, cà chua, củ đậu… có thể dùngđể “ăn giải khát” rất tốt vì chúng luôn chứa trên 80% nước, luôn kèm theo các vichất dinh dưỡng cần thiết. Thực phẩm bình thường cung cấp từ 3 - 5 g muối ăn để đủ đáp ứng nhu cầumuối khoáng cho một người làm việc điều hòa. Với người hoạt động nặng nhọctay chân hoặc lao động trong môi trường nóng bức có khi cần đến 7 - 10 g muốiăn, bằng sự ăn mặn, uống nước chanh muối hoặc uống nước giải khát có 0,5 - 1%(9 phần ngàn) muối ăn, tức một muỗng cà phê vun muối ăn cho một lít nước chín,để ngừa sự mệt mỏi thể xác, sự suy nhược thần kinh, sự giảm huyết áp cùng nhữngtai nạn do chứng cảm nắng, say nóng gây nên. Chanh muối với một lượng muối ăn từ 10 - 15% sẽ cho độ từ 3 - 5 g muốiăn mỗi ly, sẽ là nước giải khát tốt cho vùng nhiệt đới. Dĩ nhiên là phải cho thêmnước đá, một ít đường, nước chín để khỏi bị khát nước thêm vì lượng muối caotrong chanh muối. Ngoài ra, cũng như chanh muối, ta có thể cho một cục xí muộivào ly nước chanh đường c ...

Tài liệu được xem nhiều: