Danh mục

Bài thuốc từ chim bồ câu

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bồ câu còn có tên khác là: Bồ câu nhà, bồ câu, ca tử, bồ câu rừng, bồ câu đá, cáp điểu. Bồ câu chọn để lấy thịt là loài chim có thân gọn, hình thoi. Đầu tròn, nhỏ. Mỏ ngắn, có cánh mũi phồng lên như hai hạt gạo. Cánh khoẻ và nhọn. Chân có 4 ngón.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thuốc từ chim bồ câu Bài thuốc từ chim bồ câuBồ câu còn có tên khác là: Bồ câu nhà, bồ câu, ca tử, bồ câu rừng, bồ câu đá, cápđiểu.Bồ câu chọn để lấy thịt là loài chim có thân gọn, hình thoi. Đầu tròn, nhỏ. Mỏ ngắn, cócánh mũi phồng lên như hai hạt gạo. Cánh khoẻ và nhọn. Chân có 4 ngón. Đuôi ngắn.Lông nhiều màu, thường màu xám đen. Khối lượng thường từ 500g – 1.500g. Con cáinhỏ hơn con đực. Bộ phận dùng: Thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết),trứng chim (cáp điểu noãn)và phân chim (cáp điểu phẩn).Thành phần dinh dưỡng: Thịt bồ câu chứa 22,14% protid; 1% lipid và các muối khoáng.Tiết chim có nhiều đạm, chất sắt và huyết sắc tố.Tính vị qui kinh: Thịt chim vị mặn, tính bình, vào can thận. Tiết chim vị ngọt mặn, tínhấm. Phân chim vị đắng tính ôn. Trứng chim vị ngọt chua mặn, tính bình.Công năng chủ trị:Thịt chim bổ ngũ tạng, bổ thận, bổ âm, khu phong giải độc, kích thích tiêu hoá. Dùng chocác trường hợp suy kiệt thiểu dưỡng, lao phổi, tiểu đường, bế kinh thống kinh, người caotuổi suy nhược, khí huyết hư (xanh tái, gầy sút, mệt mỏi). Tiết chim có tác dụng giải độc,bổ huyết điều kinh. Phân chim có tác dụng giảm đau tiêu tích. Trứng bồ câu bổ thận íchkhí. Dùng cho các trường hợp thận hư khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóngmặt, mệt mỏi vô lực, di tinh, mất ngủ.Một số thực đơn và bài thuốc chữa bệnh:Bồ câu hầm kỷ tử hoàng tinh: Bồ câu 1 con, kỷ tử 24g, hoàng tinh 30g. Bồ câu làm sạch,cho vào nồi cùng hoàng tinh, kỷ tử, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; đun nhỏlửa hầm nhừ. Dùng cho người cao tuổi, cơ thể suy nhược.Bồ câu hầm: Bồ câu 1 con. Làm sạch, thêm nước sạch và gia vị lượng thích hợp; hầmnhừ. Dùng cho người bệnh sốt rét lâu ngày.Bồ câu hầm hoài sơn ngọc trúc: Bồ câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 30g. Bồ câu làmsạch; tất cả cùng cho vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợptiểu đường, khát nước uống nhiều, mệt mỏi, hồi hộp thở gấp.Bồ câu hầm qui bản, miết giáp, bá tử nhân, đại táo: Bồ câu 1 con, miết giáp 15g, qui bản15g, bá tử nhân 15g, đại táo 30g (khoảng 10 quả). Bồ câu làm sạch. Qui bản, miết giápnướng và đập vụn. Nấu miếp giáp, quy bản, bá tử nhân lấy nước, bỏ bã. Dùng nước dượcliệu nấu với chim câu, thêm đại táo và gia vị thích hợp. Đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùngcho phụ nữ huyết hư âm hư, da xanh, thiếu máu, hay xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm,bế kinh, kinh khí ít.Trứng bồ câu hầm đông trùng hạ thảo: Trứng bồ câu 2 – 4 quả, trùng thảo 5g, long nhãn30g, kỷ tử 20g, ngũ vị tử 10g. Trứng chim luộc qua, bóc bỏ vỏ, hầm cách thuỷ với các vịthuốc. Nếu không có trùng thảo thì hầm trứng bồ câu với 3 dược liệu trên cũng được.Chữa thận hư, khí hư, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi vô lực, ditinh, mất ngủ.Chữa đái tháo đường: Chim câu 1 con, hoài sơn 30g, ngọc trúc 20g, mộc nhĩ trắng 15g.Chim câu làm sạch, chặt nhỏ; nấu với các dược liệu đến chín nhừ. Ăn cả nước lẫn cái, 1lần trong ngày.Chữa chứng ra mồ hôi trộm: Bồ câu non 1 con, hoàng kỳ 20g, kỷ tử 25g. Bồ câu làmsạch, mổ moi bỏ nội tạng, rửa sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào trong bụng. Hấp cách thủy 1giờ, ăn thịt chim và nước. Dùng 3 – 5 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày.Trị đau bụng thuộc âm chứng: Phân chim 20g, sao vàng, tán nhỏ, hoà trong ít rượu, đểlắng, gạn lấy nước uống.

Tài liệu được xem nhiều: