Danh mục

Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh tiểu ra máu

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.76 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu ra máu là một chứng do nhiều nguyên nhân bệnh ở đường tiết niệu gây ra như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, lao thận, u bàng quang, u thận... được miêu tả trong phạm vi chứng ngũ lâm (huyết lâm) của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do viêm nhiễm cấp và mạn tính đường tiết niệu,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh tiểu ra máu Bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh tiểu ra máu Tiểu ra máu là một chứng do nhiều nguyên nhân bệnh ở đường tiết niệu gây ra như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, lao thận, u bàng quang, u thận... được miêu tả trong phạm vi chứng ngũ lâm (huyết lâm) của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do viêm nhiễm cấp và mạn tính đường tiết niệu, do sỏi đường tiết niệu và các nguyên nhân toàn thân khác. Sau đây là một số bài thuốc điều trị chứng này theo từng thể bệnh. Tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu, viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp (y học cổ truyền gọi là thể tâm hỏa vọng động, nhiệt tích xuống hạ tiêu gây tiểu ra máu). Người bệnh có biểu hiện tiểu ra máu, miệng khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít, hay mê, mạch hồng sác. Phép chữa là thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc lương huyết chỉ huyết. Dùng một trong các bài: Bồ công anh. Bài 1: lá tre 16g, sinh địa 12g, cam thảo đất 12g, mộc hương 12g, cỏ nhọ nồi 16g, tam thất 4g, kim ngân 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2 - Tiểu kế ẩm tử: sinh địa 20g, tiểu kế 12g, hoạt thạch 16g, mộc thông 12g, chích thảo 6g, bồ hoàng (sao) 12g, đạm trúc diệp 12g, ngẫu tiết 12g, đương quy 6g, chi tử 12g. Để thanh nhiệt giải độc gia kim ngân 12g, liên kiều 12g, bồ công anh 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Tiểu ra máu do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu, viêm bàng quang mạn, lao thận (y học cổ truyền gọi là thể âm hư hỏa động). Người bệnh có biểu hiện nước tiểu ít, đỏ, khát nước, họng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác. Phép chữa là tư âm thanh nhiệt, chỉ huyết. Dùng một trong các bài: Bài 1: sinh địa 12g, thạch hộc 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, a giao 8g, kỷ tử 12g, cỏ nhọ nồi 16g, rễ cỏ tranh 12g, trắc bá diệp 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2 - Đại bổ âm hoàn gia giảm: hoàng bá 12g, tri mẫu 8g, thục địa 16g, quy bản 12g, cỏ nhọ nồi 12g, rễ cỏ tranh 12g, chi tử (sao đen) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Vị thuốc chi tử. Tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu (y học cổ truyền gọi là thể huyết ứ). Phép chữa là hoạt huyết chỉ huyết. Dùng bài thuốc: đan sâm 12g, ngưu tất 12g, ích mẫu 12g, uất kim 12g, chỉ thực 6g, cỏ nhọ nồi 16g, huyết dụ 12g, bách thảo sương 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Tiểu ra máu kéo dài do các nguyên nhân toàn thân khác (y học cổ truyền cho là do tỳ hư, không thống huyết). Người bệnh có biểu hiện tiểu tiện nhiều lần, có lẫn máu, ăn không ngon, mệt mỏi, sắc mặt vàng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi bẩn, mạch hư nhược. Phép chữa là kiện tỳ chỉ huyết. Dùng bài thuốc: hoài sơn 12g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, thạch hộc 12g, thục địa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 12g, ngải cứu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tài liệu được xem nhiều: