Danh mục

Bài thuyết trình Triết học Mác - Lênin: Tồn tại và ý thức xã hội

Số trang: 34      Loại file: ppt      Dung lượng: 1.38 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài thuyết trình Triết học Mác - Lênin: Tồn tại và ý thức xã hội trình bày cho người học các nội dung chính như sau: Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quan hệ biện chứng giữa tồn tại xả hội và ý thức xã hội, các hình thức ý thức xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo bài thuyết trình để nắm bắt được nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thuyết trình Triết học Mác - Lênin: Tồn tại và ý thức xã hội CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 11! TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TỒN TẠI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI  KHÁI NIỆM  QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TTXH VÀ YTXH  CÁC HÌNH THỨC CỦA Ý THỨC XÃ HỘI I- Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội. 1.Tồn tại xã hội Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội, bao gồm 3 yếu tố: -Điều kiện địa lý       VD: nước ta nằm trong vùng khí hậu  nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm,lượng mưa  lớn,thời tiết diễn biến thất thường…. -Điều kiện dân số đó là: số lượng dân cư, sự tăng về mật độ dân cư, là điều kiên đối với đời sống xã hội tùy nơi ảnh hưởng đến thuận lợi và khó khăn đối với đời sống và sản xuất.    VD: Xuất phát điểm từ 1 nền kinh tế thấp,  nước ta lại là 1 nước có tốc độ gia tăng dân số vào  loại cao nhất thế giới,dân cư phân bố không đồng  đều tập trung chủ yếu ở nông thôn việc này ảnh  hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế cũng như   mức sống của người dân… -Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong 1 giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ với nhau trong sản xuất. 2. Ý thức xã hội Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống, … phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử. Tùy theo góc độ xem xét ta chia YTXH thành: a)Ý thức xã hội thông thường và ý thức xã  hội lý luận. * Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành 1 cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. Phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống, thường xuyên chi phối cuộc sống đó. * Ý thức xã hội lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành những học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật. Phản ánh hiện thực khách quan 1 cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật hiện tượng. b) Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội Tâm lý xã hội  Hệ tư tưởng •Hình thành tự phát •Hình thành tự giác •Hình thành trực tiếp •Hình thành gián tiếp •Riêng lẻ, rời rạc, phản  •Đã được hệ thống hóa  ánh những hiện tượng,  phản ánh cái bản chất,  bề ngoài yếu tố kinh  quy luật có hệ tư tưởng  nghiệm, trí tuệ đan xen  khoa học, cũng có hệ tư  với tình cảm. tưởng phản khoa học. => Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có chung 1 nguồn gốc là phản ánh tồn tại xã hội và giữa chúng có quan hệ tác động lẫn nhau. Nhưng hệ tư tưởng xã hội không nảy sinh tự phát từ tâm lý xã hội và không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội. Trong xã hội có giai cấp, Ý thức xã hội có giai cấp. II- Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 1.Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. -Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH thể hiện: TTXH sinh ra YTXH, còn YTXH là sự phản ánh của TTXH, TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy. Mỗi khi TTXH biến đổi, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật, …do nó sinh ra sớm muộn cũng sẽ biến đổi theo. Theo C.Mác và Ănghen đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó tức là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật vật chất, sự biến đổi của một thời đại nào đó sẽ không thể giải thích được chính xác đến nguyên nhân cuối cùng của nó nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại đó. Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng ý thức tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định sự phát triển và trình bày lịch sử các hình thái ý thức xã hội tách rời cơ sở kinh tế xã hội. Theo quan điểm duy vật lịch sử thì tồn tại xã hội quyết định YTXH, YTXH là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội, khi TTXH biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền,…tất yếu sẽ biến đổi theo. - TTXH quyết định YTXH, YTXH lại là phản ánh TTXH, nhưng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm, lý luận của xã hội nào, tác phẩm văn hóa nghệ thuật nào cũng nhất thiết trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của thời đại, mà xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào những tư tưởng đó bởi vì ý thức xã hội trong sự phát triển của mình có tính độc lập tương đối. 2. Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây: -Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: