Danh mục

Bài tiểu luận: Ảnh hưởng của dân tộc và tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới

Số trang: 38      Loại file: doc      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 38,000 VND Tải xuống file đầy đủ (38 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự hình thành bản đồ chính trị thế giới nói chung và biên giới của từng quốc gia nói riêng là quá trình rất phức tạp, có thể khái quát thành 4 nhóm yếu tố sau: Dân tộc và tôn giáo, chiến tranh, các phát kiến địa lý, trình độ phát triển kinh tế xã hội. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận "Ảnh hưởng của dân tộc và tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới". Hi vọng nội dung bài tiểu luận sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Ảnh hưởng của dân tộc và tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO ĐẾN BẢN ĐỒ      CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI A.  Mở đầu Sự hình thành bản đồ chính trị thế giới nói chung và biên giới của  từng quốc gia nói riêng là quá trình rất phức tạp. tuy nhiên, có thể  khái quát thành 4 nhóm yếu tố sau: ­ Dân tộc và tôn giáo. ­ Chiến tranh. ­ Các phát kiến địa lý. ­ Trình độ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên quá trình hình thành và phát triển của dân tộc là nền  tảng của sự hình thành quốc gia. Vì vậy nhân tố dân tộc, tôn  giáo có ảnh hưởng đến bản đò chính trị rất quan trọng trong  quá trình lâu dài nhưng bền vững. Đề tài chủ yếu đề cập đến  yếu tố Dân Tộc và Tôn Giáo bởi hiện nay vấn đề dân tộc và  tôn giáo là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc, để  lại nhiều hệ quả điển hình đến bản đồ chính trị thế giới. B. Nội dung Chương 1 cở sở lý luận 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Dân tộc Dân tộc là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một  nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, sử dụng ngôn ngữ  chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau  bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu  tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. 1.1.2. Tôn giáo Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính  thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một  cách hư ảo, nhằm lí giải những vấn đề trên trần thế cũng như thế giới  bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những  thời kì lịch sử, hoàn cảnh địa lí văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội  dung từng tôn giáo, được vận hành nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác  nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh sự tồn tại của xã hội, ra  đời cách đây hàng ngàn năm. Từ khi xuất hiện đến nay, quá trình biến  động của lịch sử cho thấy tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã  hội loài người. Do tôn giáo thuộc về kiến trúc thượng tầng nên nó chậm  thay đổi hơn so với cơ sở hạ tầng xã hội. Trong quá trình vận động của  xã hội có một số tôn giáo có thể hưng thịnh, có thể suy vong, thậm chí  mất đi nhưng tôn giáo là một hình thái xã hội sẽ còn tồn tại lâu dài, quá  trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời  sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lí, đạo đức, lối sống...của nhiều dân  tộc, quốc gia... 1.1.3. Bản đồ chính trị thế giới Là sự phân bố không gian của các cộng đòng dân cư, các hoạt động kinh  tế xã hội theo lãnh thổ. Mỗi lãnh thổ có những đặc trưng riêng tạo thành  một thể thống nhất. Chương 2 Ảnh hưởng của dân tộc tôn giáo đến bản đồ  chính trị thế giới. Dân tộc và tôn giáo là hai vấn đề có những đặc trưng riêng về lý luận và  thực tiễn. Đây là hai vấn đề mang tính toàn cầu gắn với sự phát triển của  nhân loại và đặc điểm lịch sử của từng quốc gia. Và do vậy đây cũng là  hai vấn đề khiến các thế lực thù địch luôn lợi dụng để gây mất ổn định  chính trị,kìm hãm sự phát triển của đất nước và địa phương. Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, tôn giáo luôn hiện diện trong  lòng xã hội. Ngược lại, dù có tiến bộ văn minh đến đâu, xã hội luôn có sự  đồng hành của tôn giáo. Không có lịch sử của dân tộc nào lại không cưu  mang lịch sử tôn giáo của họ; bởi lẽ, khác với mọi hệ thống chính trị xã  hội, tôn giáo là một nhu cầu muôn thuở của con người. Nói theo ngôn ngữ  của các triết gia, đặc tính của một nền văn minh là sự biểu lộ về tôn giáo  của nó, và văn minh được quyết định bởi phẩm chất tôn giáo mà nó dựa  vào. Nói khác đi, yếu tố tôn giáo có một vai trò vô cùng quan trọng đến sự  phồn vinh hay thất bại của một xã hội. Trong một giai đoạn nào đó mà xã  hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc có nghĩa là mối quan hệ giữa tôn giáo  và dân tộc đã được phát triển một cách hài hòa, tốt đẹp. Ngược lại, trong  một giai đoạn nào đó mà xã hội bộc lộ những mâu thuẫn giữa hai thành tố  này, điều ấy có thể do hai lý do: Một là tôn giáo và dân tộc chưa vận  dụng được sức mạnh của chính mình; hai là vì triết lý tôn giáo đó không  còn đáp ứng được khát vọng sống và nhu cầu tâm linh của dân tộc ấy. 2.1. Quá trình biến đổi bản đồ chính trị thế giới Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy bản đồ chính trị  thế giới tuy thay đổi theo thời gian nhưng đều phản ánh những đặc điểm  cũng như những xu hướng chung của tình hình thế giới ở mỗi thời kì khác  nhau. Hầu hết các quốc gia trong lịch sử hình thành của mình đều có sự  thay đổi về biên giới, quy mô lãnh thổ và vai trò trên thế giới. Thậm chí  có những quốc gia chỉ tồn tại trong thời gian nhất định . Lịch sử hình  thành bản đồ chính trị thế giới cho đến nay có thể chia làm 5 thời kì. ­ Thời kì trước phát kiến địa lý ­ Thời kì sau phát kiến địa lí đến Chiến tranh thế giới lần 1 ­ Thời kì từ Chiến tranh thế giới lần 1 đến Chiến tranh thế giới lần  2 ­ Thời kì từ Chiến tranh thế giới lần 2 đến năm 1990 ­ Thời kì năm 1990 đến nay. 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến bản đồ chính trị thế giới ­ Dân tộc và tôn giáo ­ Trình độ phát triển kinh tế xã hội ­ Chiến tranh ­ Các phát kiến địa lí Nhưng ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu ảnh hưởng của dân tộc tôn giáo  đến bản đồ chính trị thế giới. 2.3. Ảnh hưởng của dân tộc đến bản đồ chính trị thế giới 2.3.1. Quá trình hình thành dân tộc Dân tộc là một cộng đồng người xuất hiện, phát triển và tập hợp  trong một phạm vi nhất định cùng hoàn cảnh tạo nên thị tộc là tổ chức  cộng đồng nguyên thủy đầu tiên của xã hội loài người. Quá trình chung sức đấu tranh với thiên nhiên, chống kẻ thù và sản  xuất đã kết nối nhiều con người hình thành nên cộng đồng và đây là cơ  sở hình thành dân tộc, quốc gia sau này. Dân tộc đươc hình thành từ: thị tộc, ...

Tài liệu được xem nhiều: