Danh mục

Bài tiểu luận: Khủng hoảng nợ Argentina 2001-2002

Số trang: 49      Loại file: docx      Dung lượng: 134.46 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 49,000 VND Tải xuống file đầy đủ (49 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Argentina trước khủng hoảng, diễn biến cuộc khủng hoảng, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, hậu quả của cuộc khủng hoảng, tác động của IMF đối với Argentina, các biện pháp khôi phục nền kinh tế,... là những nội dung chính trong bài tiểu luận "Khủng hoảng nợ Argentina 2001-2002". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Khủng hoảng nợ Argentina 2001-2002 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Khủng hoảng nợ  Argentina (2001­2002) MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Argentina đất nước của những lễ  hội nổi tiếng, carnival và điệu nhảy Tango đầy  quyến rũ, một vùng đất với phong cảnh mê hoặc từ  các đồng bằng bụi bặm Patagonia đến  đỉnh Andes phủ  tuyết trắng. Đất nước  ấy đã từng là thiên đường của người dân nơi đây khi  Argentina   phát   triển   một   cách   ngoạn   mục   trong   suốt   những   năm   của   thập   niên   1990.   Argentina được cho là một điển hình của sự thần kì mới với những thành tựu đã đạt được. Nhưng cũng giống như Đông Á, sau đổi mới Argentina đã đạt được những thành công   nhất định nhờ vào những thành công từ việc ổn định giá trị đồng nội tệ  cùng với tốc độ  tăng  trưởng ngoạn mục. Lần này đến lượt Argentina chọn đi trên vết xe đổ của các nước Đông Á,   họ đã ngủ quên trên chiến thắng, lại trở thành nạn nhân từ chính sự thành công của mình. Tháng 12/2001 hệ  thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm một trong những   trung tâm kinh tế năng động và thành công nhất tại khu vực Nam Mỹ. Gần như chỉ sau một   đêm, đất nước này rơi vào cảnh đói nghèo. Tình cảnh sau đó hết sức hỗn độn. Chỉ trong vòng  1 tuần, có tới 5 vị  Tổng thống lên và xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức xuống  đường biểu tình. Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà Quỹ Tiền tệ  Quốc tế và Ngân hàng Thế giới áp dụng tại đây từ những năm 1990.  Vậy nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ này do đâu? Đó là một vấn đề  lớn mà nhiều  nhà nghiên cứu kinh tế đã tốn không ít giấy mực. Đây cũng là đề  tài mà nhóm chúng em đưa  Khủng hoảng nợ Argentina (2001­2002) ra để thảo luận, từ điển hình của Argentina mà rút ra những bài học cho Việt Nam trong giai   đoạn hiện nay, khi Việt Nam cũng được xem là một thần kì mới. Page 3 Trước khi đi vào tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế  Argentina, chúng ta cần phải   nắm được một vài khái niệm căn bản sau: Khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế  trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính: Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn  trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Khủng hoảng nợ là một dạng khủng hoảng tài chính xuất hiện hai yếu tố 1 và 2. Một trong những nước xuất hiện khủng hoảng nợ điển hình không ai khác chính  là  Argentina. I.  ARGENTINA TRƯỚC KHỦNG HOẢNG:  Trong thập niên 1990, Argentina đã thực hiện các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế  bao gồm: Năm 1991 lập một hệ  thống tiền tệ  (currency board) với nhiệm vụ  gắn chặt tỷ giá  đồng peso với đồng dollar theo tỷ  giá 1 đổi 1, và chỉ  phát hành vừa đủ  tiền peso cho  việc trao đổi trên thị trường. Đây là giải pháp nhằm khống chế lạm phát, nhưng đồng  thời nó cũng hạn chế  khả  năng của ngân hàng trung  ương trong việc hỗ  trợ  bù đắp   thâm hụt ngân sách nhà nước và giúp đỡ  các ngân hàng thương mại tăng cường tính   thanh khoản. Khủng hoảng nợ Argentina (2001­2002) Xây dựng hệ  thống tiền tệ  kép (bi­monetary) đảm bảo vai trò ngang nhau giữa đồng  peso với ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Người dân Argentina có quyền trả  bằng bất   kỳ đồng tiền nào trong các giao dịch của mình.  Tự  do hóa hoàn toàn hệ  thống ngân hàng, bao gồm việc tư  nhân hóa gần như  tất cả  các ngân hàng nhà nước ở địa phương và bán một ít các tổ chức tài chính trung bình và  lớn cho nước ngoài. Tự  do hóa hoàn toàn việc luân chuyển tư bản ­ cả tài chính lẫn đầu tư  trực tiếp ­ mà   không có bất kỳ hạn chế nào. Tư  nhân hóa các công ty nhà nước từ  công ty hàng không đến công ty điện và Bưu  điện, trong khi nước này chưa hề có một hệ thống luật lệ mạnh và đầy đủ. Loại bỏ  gần như  tất cả  các hàng rào phi thuế  quan, và cắt giảm thuế  từ  trung bình   45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000. Từ chương trình tư hữu hóa hàng loạt xí nghiệp quốc doanh, tư hữu hóa ào ạt, nhất là  việc bán chúng cho các ông chủ  nước ngoài, bước đầu đã đem lại một lượng dự  trữ  ngoại tệ khá lớn cho quốc gia này. Nguồn thu từ chương trình tư hữu hóa cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp Chính  phủ Argentina ổn định giá trị của đồng nội tệ. Tất cả điều này đã làm nền tảng cho các tăng   trưởng ngoạn mục sau đó. Thêm vào đó, những thành tựu kinh tế  và sự  ổn định trong giá trị  đồng nội tệ  đã dẫn tới một hệ  quả  đương nhiên, đó là dòng vốn quốc tế  chảy  ồ   ạt vào   Argentina. Những yếu tố  đó khiến Argentina được ngợi khen như  là một điển hình của sự  thần kỳ mới và là một trong những “học trò xuất sắc” được IMF thừa nhận. Những biện pháp này có tác dụng tức thời. 3 năm sau đó nền kinh tế  phát triển tốt  trong khi lạm phát giảm. Nhưng cùng với cái gọi là thần kỳ  đó là  ảo tưởng ngủ  quên trên   chiến thắng. Page 5 II.  DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG:  Chính từ  sự  tăng trưởng ngoạn mục như  đã nêu trên mà chính phủ  Argentina đã tận   dụng uy tín đang lên của quốc gia để  liên tục vay nợ nước ngoài. Cứ  như  thế các khoản nợ  nước ngoài âm thầm tăng lên dần, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỉ lệ nợ dưới 50% GDP (35%   trong năm 1995 cho đến gần 65% năm 2001). Các khoản nợ nước ngoài này dẫn đến hậu quả  tai hại là làm chính phủ mất đi sức đề kháng  ...

Tài liệu được xem nhiều: