Danh mục

BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ - Đề bài: NGÀNH DỆT MAY- NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 345.45 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.Sự kiện này giúp cho nền kinh tế Việt Nam có cơ hội ngày càng phát triển cao hơn.Đầu tiên khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, Việt Nam sẽ được tiếp cận mức độ tự do hóa thương mại mà không cần phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với mỗi nước.Hàng hóa của nước ta sẽ vì thế mà có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.Hơn nữa khi gia nhập WTO,nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ - Đề bài: NGÀNH DỆT MAY- NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ Đề bài: NGÀNH DỆT MAY- NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Người thực hiện: _ Trần Trịnh Như Quỳnh- Lớp kế toán 21 _ Lê Thị Minh Nguyệt- Lớp kế toán 21 Giáo viên bộ môn: MỤC LỤC I.Mở đầu. II. Những cam kết của Việt Nam với WTO về ngành dệt may. III. Lí thuyết nghiên cứu. IV. Một vài nét cơ bản về tình hình phát triển ngành dệt may của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO. V. Những cơ hội và thách thức của ngành dệt may sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 1. Cơ hội 2. Thách thức VI .Tổng kết vài định hướng phát triển cho ngành dệt may Việt Nam. VII. Tài liệu tham khảo. Người viết:-Trần Trịnh Như Quỳnh - Lê Thị Minh Nguyệt I.Mở đầu : Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO.Sự kiện này giúp cho nền kinh tế Việt Nam có cơ hội ngày càng phát triển cao hơn.Đầu tiên khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, Việt Nam sẽ được tiếp cận mức độ tự do hóa thương mại mà không cần phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với mỗi nước.Hàng hóa của nước ta sẽ vì thế mà có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.Hơn nữa khi gia nhập WTO,nước ta sẽ có được một môi trường pháp lí hoàn chỉnh hơn và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.ngoài ra còn giúp cho ta nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Bên cạnh vô số các lợi ích có được khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối phó với không ít các thách thức.Đầu tiên đó là sức ép của cạnh tranh.Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải xóa dần đi các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các hàng nhập khẩu nước ngoài, đồng thời xóa bỏ sự bảo hộ đối với các doanh nghiệp, điều đó đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt.Một hệ quả tất yếu khác khi hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và phân bổ lại nguồn lực.Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành hoạt động không hiệu quả tất yếu phải biến mất và nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn.Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có các rủi ro về mặt xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam còn gặp phải thách thức về việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia.Việt Nam phải liên tục hoàn thiện các qui định về cạnh tranh nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập.Sau đó, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động và khả năng thích ứng nhanh.Ngoài ra chúng ta cần phải có các chính sách đào tạo đúng đắn để có được đội ngũ nhân lực đủ sức quản lí và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên có thể nói khó khăn lớn nhất hiện nay của Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO là mặc dù đã trải qua hơn 20 năm mở cửa và đổi mới nhưng Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển ở trình độ thấp.Tình trạng độc quyền vẫn còn tồn tại trong một số lĩnh vực,khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn rất thấp, hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được các yêu cầu hội nhập……Chính điều nay làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn hưởng được các lợi ích khi gia nhập WTO. Ở trên, chúng ta đã vừa khái quát hóa những thuận lợi cũng như khó khăn nói chung của kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, mục đích của chúng tôi khi làm bài viết này là phân tích một cách chi tiết hơn những thuận lợi và khó khăn đó đối với ngành dệt may của Việt Nam sau khi gia nhập WTO. II.Những cam kết của Việt Nam với WTO về ngành dệt may: Dệt may là một trong những ngành cực kì quan trọng, không chỉ đối với Việt Nam mà rất nhiều nước khác trên thế giới(thậm chí cả một nước phát triển mạnh như Mĩ),bởi vì đây là một ngành sử dụng rất nhiều nhân công, nếu ngành này bị biến mất hoặc suy yếu thì sẽ dẫn làm tăng một cách nhanh chóng số người bị thất nghiệp.Chính vì tầm quan trọng của nó mà trong quá trình đàm phán để Việt Nam gia nhập WTO , những điều kiện liên quan đến hàng dệt may được bàn đến rất kĩ. Sau đây là cam kết của Việt Nam vời WTO liên quan đến ngành dệt may:  Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam.  Các thành viên WTO không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may Việt Nam.(trừ trường hợp Việt Nam vi phạm qui định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may).  Việt Nam phải dỡ bỏ hàng rào bảo hộ đối với ngành dệt may, đòng thời giảm thuế cho các mặt hàng dệt may của các nước thành viên khác trong WTO. III.Lí thuyết nghiên cứu: Trong phần những cam kết của Việt Nam với WTO có nhắc đến việc các nước sẽ xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam.Vì thế ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về hạn ngạch.Thế nào là hạn ngạch( quota)?Nó tác dụng như thế nào đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa của các nướcvà tại sao phải sử dụng hạn ngạch? Như đã biết, mậu dịch tự do làm tăng cực đại sản xuất thế giới và thu lợi cho tất cả các dân tộc. Trên lý thuyết, ta có thể nói mậu dịch là hình thức trao đổi một cách hiệu quả nhất và hợp lý nhất. Nhưng xét về góc độ khác, các nước luôn vì lợi ích trước mắt của quốc gia mình, bỏ qua lợi ích của toàn thế giới. Vì thế, sử dụng rất nhiều phương pháp để hạn chế mậu dịch tự do. Một trong số đó là thuế quan và hạn ngạch. Ta có hạn ngạch nhập khẩu và xuất khẩu. Nhưng ở đây khi nói về han ngạch thì ta hay nói đến hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu về cơ bản là giới hạn số lượng hàng nhập khẩu ở một mức cụ thể nào đó ít hơn số lượng hàng nhập khẩu khi tự do thương mại nhằm mục đích tạo ra sự khan hiếm hàng hóa ở thị trường trong nước khi tự do thương mại. Nhằm mục đích tăng giá trong nước tạo điều kiện cơ bản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: