Danh mục

Bài tiểu luận: Lý thuyết quyết định và ứng dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất của doanh nghiệp

Số trang: 24      Loại file: docx      Dung lượng: 100.79 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận: Lý thuyết quyết định và ứng dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất của doanh nghiệp với mục đích  tìm hiểu lý thuyết quyết định trên cơ sở lý luận, đồng thời ứng dụng lý thuyết này trong việc đánh giá và lựa chọn được phương án sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Hy vọng tài liệu sẽ hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. 


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Lý thuyết quyết định và ứng dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất của doanh nghiệp GVHD: ThS. Trần Kim Đào PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, hội nhập kinh tế  quốc tế  đã trở  thành xu hướng tất yếu với sự  tiến   bộ nhanh chóng trên các mặt kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ. Điều đó vừa là  thách thức, vừa mở  ra cơ  hội phát triển cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh như  vậy, để  nâng cao được hiệu quả  trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh   nghiệp cần phải có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong quá trình sản xuất. Sự  chậm trễ hay những quyết định thiếu chính xác đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng  suất, chất lượng, chi phí và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở  mọi doanh nghiệp, việc lựa chọn, đánh giá một phương án sản xuất kinh  doanh nào đó nào đó cần được xem xét, nghiên cứu một cách nghiêm túc dựa trên sự  am hiểu và vận dụng một cách khoa học lý thuyết quyết định của nhà quản trị. Do sự  biến động của môi trường kinh doanh và các điều kiện bên ngoài chi phối, nên hầu   hết những quyết định của nhà quản trị đều phải thực hiện trong những điều kiện rủi  ro hoặc bất định do không có thông tin hoàn chỉnh về những điều xảy ra trong tương   lai. Lý thuyết quyết định là một cơ sở khoa học nhất hiện nay mà các nhà quản trị đã  vận dụng để làm cơ sở tiền đề cho việc ra quyết định. Áp dụng lý thuyết quyết định  này sẽ giúp cho việc lựa chọn phương án sản xuất của các doanh nghiệp được tối ưu  nhất, giúp tiết kiệm được chi phí đầu tư  và giảm thiều được những thiệt hại trong   quá trình vận hành sản xuất sau này. Xuất phát từ  tầm quan trọng như  thế  nên bài  viết sau đây của em sẽ  đề  cập đến vấn đề  “Lý thuyết quyết định và  ứng dụng  trong việc lựa chọn phương án sản xuất của doanh nghiệp”  làm đề  tài cho bài  viết của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu SVTH: Bùi Thị Tươi 1 GVHD: ThS. Trần Kim Đào Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu lý thuyết quyết định trên cơ sở lý   luận, đồng thời ứng dụng lý thuyết này trong việc đánh giá và lựa chọn được phương  án sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu: Đề  tài sử  dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  phương pháp phân tích, thu  thập thông tin, tổng hợp, đánh giá,… SVTH: Bùi Thị Tươi 2 GVHD: ThS. Trần Kim Đào NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT RA QUYẾT ĐỊNH 1.1 .  Khái niệm ra quyết định. Ra quyết định  là chức năng cơ bản nhất của nhà quản trị, là cơ sở để thực hiện  các chức năng khác. Hiệu quả của quá trình ra quyết định phụ thuộc vào khả năng ra  quyết định của các nhà quản trị. Trên thực tế, không phải nhà quản trị nào cũng có  thể ra được các quyết định phù hợp. Bởi vì ngoài năng lực của nhà quản trị, quá trình  ra quyết định phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như: điều kiện khách quan của nhu  cầu và môi trường; nguồn lực của doanh nghiệp; mục tiêu và chiến lược kinh doanh;  thời cơ và rủi ro.  Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một chương trình  hành  động thích hợp với bối cảnh và nguồn lực hiện có để đạt được mục tiêu. Hiệu quả  của các quyết định này ành hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hoạt động  sản xuất kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Do đó, sự hiểu biết và vận dụng một cách  khoa học lý thuyết quyết định, nhất là khi phải ra quyết định lựa chọn phương án sản  xuất, được xem như một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với nhà quản  trị sản xuất và tác nghiệp. Do sự biến động của môi trường kinh doanh và các điều kiện bên ngoài chi  phối, nên nhà quản trị phải ra quyết định trong những tình huống khách quan rất khó  kiểm soát. Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn là trường hợp nhà quản trị biết rõ việc  mình ra quyết định sẽ mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn là trường hợp nhà quản trị không  biết rõ những khả năng có thể xảy ra đối với quyết định của mình. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro là trường hợp nhà quản trị phải thực hiện  việc lựa chọn phương án sản xuất trong điều kiện không biết chắc chắn tình hình  SVTH: Bùi Thị Tươi 3 GVHD: ThS. Trần Kim Đào nhu cầu thị trường và kết quả của quyết định lựa chọn, nhưng biết rõ xác suất xảy ra  từng tình huống. 1.2. Quy trình ra quyết định ­ Sơ bộ đề ra nhiệm vụ: Để đề ra nhiệm vụ trước hết cần phải xác định: + Vì sao phải đề ra nhiệm vu, nhiệm vụ đó thuộc loại nào, tính cấp bách của nó. +Tình huống nào trong sản xuất kinh doanh có liên quan đến nhiệm vụ đề ra,  những nhân tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ. + Khối lượng thông tin cần thiết đã có để đề ra nhiệm vụ, cách thu thập những  thông tin còn thiếu. ­ Chọn tiêu chuẩn đánh giá ­ Thu thập thông tin để làm rõ nhiệm vụ đề ra. ­ Chính thức đề ra nhiêm vụ. ­ Dự kiến các phương án có thể  ­ Xây dựng mô hình ra quyết định  ­ Đề ra quyết định  ­ Truyền đạt quyết định đến người thi hành và lập kế hoạch tổ chức thực hiện  quyết định  ­ Kiểm tra việc thực hiện quyết định  ­ Điều chỉnh quyết định  ­ Tổng kết việc thực hiện quyết định 1.3.  Các mô hình ra quyết định trong việc lựa chọn phương án sản xuất. 1.3.1.  Mô hình ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất trong điều kiện  không chắc chắn Khi ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn, phải lựa chọn phương án có  lợi nhất cho từng tình huống. Đối với trường hợp này, quyết định lựa chọn được đưa  SVTH: Bùi Thị Tươi 4 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: