Danh mục

Bài tiểu luận: Phật giáo và sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam. Liên hệ ở Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: docx      Dung lượng: 46.79 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tiểu luận "Phật giáo và sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam. Liên hệ ở Việt Nam" giới thiệu đến các bạn những nội dung cơ bản của triết học Phật giáo Ấn Độ cổ đại và liên hệ triết học Phật giáo Ấn Độ ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài tiểu luận để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam. Liên hệ ở Việt Nam MỞ ĐẦU Khi đề cập đến sự tín ngưỡng tâm linh của người Việt thì không thể không nói  đến Phật giáo. Đa phần người dân Việt Nam điều tôn sùng đạo phật. vì lẽ đó  mà Phật giáp trở thành quốc đạo ở các thời Đinh, Lý, Trần… hiện nay Phật giáo  giữ vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. đảng và  nhà nước ta đã công nhận những thành quả tốt đẹp và những cống hiến to lớn  của Phật giáo Việt Nam cho toàn dân, toàn xã hội và đang khuyến khích phát huy  những giá trị tốt đẹp ấy.   Vậy Phật giáo do ai sáng lập, khi nào, ở đâu, giá trị của nó là gì. Phật giáo Việt  Nam hình thành và phát triển như thế nào. Để trả lời những câu hỏi này thì việc  nghiên cứu “Phật giáo và sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam” là một điều vô  cùng cần thiết, để giúp cho chúng ta biết được triết lý Phật giáo và vận dụng lý  tưởng Phật giáo vào cuộc sống hàng ngày.   I SỰ RA ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA  TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO Phật giáo là một tôn giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở  miền Bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 trước công nguyên (TCN). Do được truyền bá  trong một thời gian dài ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển  của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương  pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức  được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. 1.1.           Sự ra đời của Phật giáo 2.2.1.     Hoàn cảnh ra đời Phật giáo ở Ấn Độ Điều kiện thiên nhiên ở Ấn Độ: Ấn Độ là đất nước có điều kiện tự nhiên đa  dạng. Đất nước này vừa có dãy núi Hymalaya hùng vĩ ở phía Bắt, vừa có biển  Ấn Độ Dương rộng mênh mông; vừa có sông Ấn chảy về phía Tây, lại có sông  Hằng chảy về phía Đông. Vì thế Ấn Độ có những vùng đồng bằng trù phú màu  mỡ, có vùng nóng ẩm mưa nhiều, có vùng lạnh giá quanh năm tuyết phủ, lại có  những vùng xa mạc khô cằn, nóng bức. Những điều kiên tự nhiên đa dạng và  khắc nghiệt ấy là cơ sở để hình thành sớm những tư tưởng tôn giáo triết học. Về kinh tế – xã hội: Từ thế kỷ VI – I TCN, nền kinh tế – xã hội chiếm hửu nô  lệ Ấn Độ đã phát triển, thổ dân trên bán đảo Nam Á là người Dravidian và  Sumerian đã có nền văn minh khá cao. Đầu thế kỷ II TCN, một nhánh người  Aryan thâm nhập vào bán đảo Ấn Độ, dần dần chuyển sang định cư và sống  bằng nghề nông. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế – xã hội của xã hội Ấn Độ  cổ, trung đại là sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế – xã hội theo  mô hình “công xã nông thôn”. Mô hình này có đặc trưng là ruộng đất thuộc  quyền sở hữu nhà nước, gắn liền với nó là sự bần cùng hoá của người dân trong  công xã, và quan hệ giữa gia đình thân tộc được coi là quan hệ cơ bản, cùng với  xã hội được phân chia thành các đẳng cấp. Xã hội thời kỳ này được phân chia  thành 4 đẳng cấp lớn là: tăng lữ, quý tộc, bình dân tự do và nô lệ cung đình. Sự  phân chia đẳng cấp đó làm cho xã hội xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt dẫn  đến cuộc đấu tranh giai cấp giữa các đẳng cấp trong xã hội. Trong cuộc đấu  tranh ấy, nhiều tôn giáo và trường phái triết học đã ra đời, trong đó có Phật giáo. Đặc điểm văn hóa – khoa học: Văn hoá Ấn Độ cổ – trung đại được chia làm ba  giai đoạn. Khoảng thế kỷ XXV­XV TCN gọi là nền văn minh sông Ấn, từ thế  kỷ XV – VII TCN gọi là nền văn minh Vêđa và từ thế kỷ VI – I TCN là thời kỳ  hình thành các trường phái triết học tôn giáo lớn gồm hai hệ thống đối lập nhau  là chính thống và không chính thống. Tiêu chuẩn của chính thống và không chính  thống là có thừa nhận uy thế của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn hay không. Về  khoa học, ngay từ thời kỳ cổ đại, người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu về  khoa học tự nhiên. Đặc biệt là các lĩnh vực thiên văn, toán học, y học… Như vậy, tất cả những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói trên là cơ  sở cho sự nảy sinh và phát triển những tư tưởng triết học của Ấn Độ thời cổ,  trung đại với các hình thức phong phú đa dạng. Và Phật giáo ra đời trong làn  sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn  nguyên nỗi khổ và tìm đường giải thoát cho con người khỏi nỗi khổ triền miên,  đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ. Vì chống lại sự ngự trị của đạo Bàlamôn đặc  biệt là quan điểm của kinh Vêđa nên Phật giáo được xem là dòng triết học  không chính thống 2.2.2.     Thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN.  Người sáng lập là Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tât Đạt Đa (Siddhattha), họ là Cù  Đàm (Goutama), thuộc bộ tộc Sakya. Tất Đạt Đa là thái tử của vua Tịnh Phạn,  một nước nhỏ nằm ở Bắc Ấn Độ (nay thuộc vùng đất  Nepan). Ông sinh ngày 8  tháng 4 năm 563 TCN, theo truyền thống Phật lịch thì là ngày 15/04 (rằm tháng  tư) còn gọi là ngày Phật Đản. Mặc dù sống trong cảnh cao sang quyền quý, dòng dõi đế vương lại có vợ đẹp  con ngoan. Nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, với  sự bất lực của con người trước khó khăn của cuộc đời. Năm 29 tuổi, ông quyết  định từ bỏ con đường vương giả xuất gia tu đạo. Sau 6 năn tu hành, năm 35  tuổi, Tất Đạt Đa đã giác ngộ tìm ra chân chân lí “Tứ diệu đế” và “Thập nhị nhân  duyên”, tìm ra con đường giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh. Từ đó ông đi khắp  nơi để truyền bá tư tưởng của mình và đã trở thành người sáng lập ra tôn gáo  mới là đạo Phật. Về sau ông được suy tôn với nhiều danh hiệu khác nhau: Đức  Phật, Thích Ca Mâu Ni, Thánh Thích Ca… Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý Phật giáo khăp Ấn Độ. Ông  qua đời ở tuổi 80 và để lại cho nhân loại những tư tưởng triết học Phật giáo vô  cùng quý báu. Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng  chính cuộc sống đức độ của con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm được tình  cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng lao động. Nó đã trở thành biểu tượng  của lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của các dân tộc Châu Á ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: