I. Khái niệm, nguyên nhân, hình thức và một số hậu quả của trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ
1. Khái niệm :
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
bài tiểu luận phòng chống trục lợi bảo hiểm phi nhân thọ
Bài tiểu luận
Phòng chống trục lợi
bảo hiểm phi nhân thọ
1 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
PHÒNG CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
I. Khái niệm, nguyên nhân, hình thức và một số hậu quả của trục lợi bảo
hiểm phi nhân thọ
1. Khái niệm :
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích
sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm,
trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm
Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm
thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và
giải quyết khiếu nại bảo hiểm”
Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân
được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nhận dạng hành vi trục lợi bảo
hiểm phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm (bao
gồm bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm) nhằm
thu lợi bất chính cho mình. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi
bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh
nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo
hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng
nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này
cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.
Dưới đây là biểu đồ số liệu thống kê của Liên Hiệp Phòng Chống Trục Lợi
Bảo hiểm
2 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
Thống kê số vụ gian lận bảo hiểm
780
760
740
720
700
680
660
640
620
2010 2009 2008
Biểu đồ số vụ bắt giữ do gian lận bảo hiểm
3 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
2. Nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo hiểm:
Ngoài nguyên nhân chủ quan liên quan đến quyền lợi thì ngoài ra còn có một
số nguyên nhân khách quan sau:
Theo quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quan hệ thương
mại nói chung đó là, tất cả các giao dịch kinh doanh cần thực hiện trên cơ sở tin
cậy lẫn nhau. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là các bên khi tham gia vào các hoạt
động kinh doanh không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan lừa
đảo nào. Điều này không có nghĩa rằng, người bán phải có nghĩa vụ chỉ ra các
khiếm khuyết đối với sản phẩm mà họ bán ra, tuy nhiên, khi giới thiệu, thông báo
hoặc trả lời câu hỏi, người bán hàng phải đưa ra những câu trả lời trung thực.
Chính vì vậy, những khiếm khuyết của sản phẩm, cũng như thông tin trong hợp
đồng bảo hiểm sẽ không chính xác, dẫn đến việc bồi thường hợp đồng cũng không
chính xác với thực tế.
Điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm cũng như từ ngữ sử dụng trong hợp đồng
bảo hiểm mang tính kỷ thuật và chuyên ngành bảo hiểm ,nên người mua bảo hiể m
thường không hiểu , nhưng vì không muốn thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình thì
bên mua thường không hỏi kĩ, chính vì điều này khi xảy ra tranh chấp hợp đồng
thì bên mua thường bị thua thiệt.
Sự nghiêm minh của pháp luật cũng là điều đáng nói.
Với nguyên tắc bảo hiểm dưới giá thì Điều 46 như sau: Số tiền bồi thường mà
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ
sở giá thị trường của tài sản tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại
thực tế và số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo
hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm.Nhưng lại rất khó xác định giá thị trường vì
tài sản thường đã qua sử dụng, công tác giám định nhiều khi cũng mang tính chủ
quan, hơn nữa cũng trong điều này thì luật cũng quy định là trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, điều này vô hình trung đã làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật,
và nếu nhân viên công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm cấu kết để trục lợi thì
trong trường hợp này sự nghiêm minh của pháp luật không có điều kiên để trừng
trị.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác, chẳng hạn chi phí cho việc phòng
chống trục lợi bảo hiểm thường quá lớn so với khả năng cân đối tài chính của
doanh nghiệp bảo hiểm .Việc so sánh tổn thất do việc trục lợi bảo hiểm gây ra và
chi phí cho việc phòng chống là cơ sở cho việc quyết định có nên chi tiền ra chống
lại việc trục lợi bảo hiểm hay không. Không một doanh nghiệp kinh doanh vì lợi
nhuận nào mà làm một việc mà biết chắc mình sẽ tổn thất hơn. Rõ ràng đây cũng
4 GVHD : TRẦN NGUYÊN ĐÁN
là một nguyên nhân chính yếu dẫn đến việc không mặn mà lắm cho việc phòng
chống trục lợi bảo hiểm.
3. Các hình thức trục lợi bảo hiểm phổ biến
a. Khai tăng trị giá tổn thất
Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm
hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc
làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá
lớn hơn.
b. Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm
Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy
móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra,
bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc
được trả tiền bảo hiểm.
c. Bảo hiểm trùng
Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai
doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều
kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này , theo Luật Kinh doanh bảo hiể m
th ...