Danh mục

Bài tiểu luận: Thực trạng giao đất, giao rừng trong lâm nghiệp

Số trang: 16      Loại file: docx      Dung lượng: 47.75 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, để sản xuất, nó không thế thiếu được, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống và trở thành một tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Là nguồn lực để phát triển đất nước, là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Tham khảo bài tiểu luận "Thực trạng giao đất, giao rừng trong lâm nghiệp" dưới đây để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tiểu luận: Thực trạng giao đất, giao rừng trong lâm nghiệp ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, là điều kiện cần   để sinh tồn, để sản xuất, nó không thế thiếu được. Nó là nguồn tài nguyên vô   cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống và trở  thành một tài  nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Là nguồn lực để  phát triển đất nước, là  một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp để đáp   ứng điều kiện cơ bản tối thiểu của đời sống xã hội loài người đảm bảo cho  quá trình sản xuất, xã hội tồn tại và phát triển. Ngoài ra nó còn là giá đỡ  của   thực vật, nơi sinh tồn của động vật, vi sinh vật. Luật   đất   đai   sửa   đổi   năm   1993   được   Quốc   hội   thông   qua   ngày  14/7/1993 có hiệu lực ngày 15/10/1995 đã thừa nhận 5 quyền cơ  bản của  người sử dụng đất, quan hệ sản xuất nông lâm nghiệp được xác lập trên cơ  sỏ giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài đã trở thành   động lực thúc đẩy quá trình nông, lâm nghiệp phát triển. Hiệu quả  sử  dụng  đất được nâng cao so với giai đoạn trước. Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề  mặt trái đất, giữ  vai  trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ củi, điều hoà khí hậu,   tạo ra oxy, điều hoà nước, nơi cư trú của động vật và lưu trữ các nguồn gen  quí hiếm. Ngoài ra, rừng còn là nơi du lịch, nghỉ ngơi, cung cấp dược liệu…   cho con người. Cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội vai trò của rừng   cũng ngày càng được nâng cao đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một cách  bền vững.  Nhận thức được sự quan trọng của rừng, kể từ năm 1994, Nhà nước đã  ban hành nhiều văn bản luật hướng dẫn thực hiện chính sách giao đất giao  rừng  và quyền hưởng lợi của người nhận đất nhận rừng. Gần đây Quốc hội nước ta đã đưa ra luật đất đai số  13/2003/QHH.  Luật này quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ  sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quan lý về  đất đai, chế độ  quản lý   và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 và các văn bản có liên   quan   đến   giao   đất   giao   rừng   và   hướng   dụng   rừng   như   Nghị   định  135/2005/NĐ­CP về  giao khoán đất, Quyết định 186/2006/QĐ­TTg về  quy  chế  quản lý rừng, Quyết định 40/2005/QĐ­BNN về  quy chế  khai thác gỗ  và  lâm sản. Những chính sách này đã từng bước đáp ứng được nhu cầu về quản lý  đất đai, đồng thời đã coi trọng , nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử  dụng đất, gắn người lao động với đất đai khi họ thực sự là chủ của từng thửa   đất, từ  đó việc sử  dụng đất có hiệu quả, năng suất cây trồng tăng lên, việc  1 khai thác tài nguyên rừng và đất rừng đã có sự  quản lý chặt chẽ, đất đai đã  được khai thác một các có hiệu quả, triệt để, tương ứng với tiềm năng. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất giao rừng đã  thực sự  đi vào cuộc sống, đáp  ứng được nguyên vọng của người dân, tạo   thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nông dân   có thu nhập khá từ  các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được giao.  Giao đất khoán rừng và thực hiện cơ  chế  hưởng lợi là những vấn đề  quan  trọng đang được xã hội quan tâm. Đây là những vấn đề  vừa mang ý nghĩa  kinh   tế,   ý   nghiã   xã   hội   và  có tính lâu dài. Việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng   lợi đã có những tác động lớn trực tiếp đến đời sống của người dân, chủ yếu   là người dân vùng trung du, miền núi. Bên cạnh những thành công, việc thực   hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi còn nhiều vấn đề cần  nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều chủ  trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghiên cứu xung quanh  vấn đề này nhưng trên thực tế còn nhiều câu hỏi được đặt ra cần được giải  quyết. do vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài:   “Thực trạng giao đất, giao   rừng trong lâm nghiệp”. PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU  1.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước. Nghiên cứu về  chính sách giao đất giao rừng, đối tượng hưởng lợi và  các  chính sách liên quan trong quản lý và sử  dụng tài nguyên rừng trên thế  giới   được   đặc   biệt   quan   tâm,   nhất   là   đối   với   các   nước   đang   phát   triển. Đối với vấn đề  quyền sở hữu đất đai, do đặc điểm lịch sử  và bản chất của   giai cấp thống trị nên ở hầu hết các nước trên thế giới quyền sở hữu về rừng   và đất rừng phần lớn thuộc quyền sở hữu tư nhân. Ở Phần Lan hiện nay có 2/3 tổng diện tích rừng thuộc quyền sở hữu tư  nhân. Cả  nước có trên 430 nghìn chủ  rừng và trung bình mỗi chủ  rừng có  khoảng 33 ha. Sở hữu cá nhân về rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống và   liên quan chặt chẽ đến sản xuất nông nghiệp. Ở Nepal, Chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể các  khu rừng cộng đồng ở  vùng trung du cho các cộng đồng dân cư địa phương,  thông qua sử  dụng các tổ  chức chính quyền  ở  cấp cơ  sở  để  quản lý rừng.  Chính phủ yêu cầu các tổ chức đó phải thành lập một ủy ban về rừng và cam  kết quản lý những vùng rừng ở địa phương theo kế hoạch đã thỏa thuận. Tuy  nhiên sau một thời gian người ta nhận ra các tổ  chức đó không phù hợp với  việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn   vị  hành chính và người dân có các nhu cầu, sở  thích khác nhau. Tiếp theo,   Nhà nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng. quyền sở hữu   2 rừng chia làm hai loại là sở  hữu cá nhân và sở  hữu nhà nước. Trong sở  hữu   nhà nước chia rừng thành các quyền sử  dụng khác nhau như: rừng cộng   đồng theo các nhóm sử  dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng Nhà  nước. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử  dụng cho các   nhóm sử dụng rừng. Trong vòng 14 năm, Nhà nước giao khoảng 9000 ha rừng  quốc   gia   cho   các   cộng   đồng.   ...

Tài liệu được xem nhiều: